Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Góp ý cho dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi): Đa số ủng hộ sự cần thiết phải ban hành

Thứ Tư 06/04/2022 | 10:15 GMT+7

VHO- Gần như xuyên suốt chiều qua 5.4, Phiên họp thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội mở rộng đã tiến hành thẩm tra, cho ý kiến đối với dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

 

 Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Phiên họp

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: “Xây dựng sửa đổi, bổ sung Luật PCBLGĐ sẽ khác với nhiều luật khác, bởi bạo lực gia đình là một lĩnh vực vừa có tính đặc thù, vừa mang tính xã hội... Vì vậy, mong các đại biểu, cùng các Bộ, ban ngành cùng chung tay với Bộ VHTTDL để xây dựng luật này nhằm hướng tới biện pháp phòng, tránh và ngăn chặn tình trạng BLGĐ”.

Rà soát hơn nữa những đối tượng có liên quan

Trình bày Tờ trình, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết, Luật PCBLGĐ sau gần 14 năm thực hiện đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong công tác PCBLGĐ. Bên cạnh những kết quả đạt được, BLGĐ vẫn đang là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi BLGĐ có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy thẳng thắn, một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do các quy định, chính sách trong Luật PCBLGĐ hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội hiện nay. Quá trình thi hành Luật cũng xuất hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành trong PCBLGĐ. Điều này một phần xuất phát từ công tác tổ chức, triển khai thực hiện của các địa phương, song cũng do Luật hiện hành còn thiếu các nội dung, chính sách, quy định chưa phù hợp... Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy còn nêu rõ, nội dung Luật PCBLGĐ đã tập trung vào 3 nội dung chính trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 178/NQ-CP.

Tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết, nhóm nghiên cứu của Ủy ban rất tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật này. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục làm rõ hơn những bất cập, hạn chế trong Luật hiện hành. Về phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật, bà Thuý cơ bản nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung của dự án Luật. Cũng theo bà Thuý, Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, tổng kết việc triển khai thi hành luật, và cân nhắc giữ những quy định đã thực hiện có tính ổn định, phù hợp với thực tiễn. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu rõ, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung quy định để nhận diện rõ hơn những hành vi BLGĐ đối với một số nhóm đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người khuyết tật.... Khẳng định đây là dự án Luật có nhiều quy định liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Phó Chủ nhiệm Nguyễn Thị Kim Thuý đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, đảm bảo nội dung sửa đổi của dự án Luật phù hợp với tinh thần Hiến pháp. Theo đó, cần hoàn thiện báo cáo tổng kết việc thi hành Luật PCBLGĐ.

Thảo luận tại phiên họp, đa số đại biểu bày tỏ tán thành với sự cần thiết ban hành Luật PCBLGĐ (sửa đổi) nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giải quyết những bất cập trong thực tiễn thi hành luật này để hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Nhiều đại biểu cho rằng, hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, đầy đủ theo quy định, đáp ứng đủ các điều kiện để trình Thường vụ Quốc hội. Cạnh đó, một số đại biểu cho rằng cần giải thích rõ hơn về một số khái niệm như “thành viên gia đình”, “người có nguy cơ cao bị BLGĐ” đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu, tránh mâu thuẫn trong các đối tượng khi áp dụng của luật. Dự án cũng cần làm rõ nội hàm của BLGĐ trên các khía cạnh thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý các vụ việc BLGĐ.

Dự án của luật đã đáp ứng điều kiện để trình cấp có thẩm quyền

Cũng có ý kiến cho rằng nên cân nhắc việc mở rộng các đối tượng áp dụng Luật bao gồm cả những người đã ly hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng, vì hành vi bạo lực giữa các đối tượng này đã được quy định tại Bộ luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính... Về vấn đề tư vấn PCBLGĐ, nhiều ý kiến đánh giá đây là việc có vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức, xử lý kịp thời các tình huống BLGĐ. Mở rộng nội dung tư vấn về PCBLGĐ ở cộng đồng bao gồm cả tư vấn trị liệu tâm lý, tư vấn kỹ năng ứng xử trong gia đình, xử lý các tình huống mâu thuẫn, cách tổ chức đời sống, xây dựng hạnh phúc gia đình… Những đối tượng tư vấn, không chỉ bao gồm người chịu bạo lực mà còn cả những người có nguy cơ cao gây BLGĐ. Về hình thức tư vấn, ngoài tư vấn cộng đồng, tư vấn ở nơi khám chữa bệnh, các đại biểu cho rằng cần sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả trong tư vấn về phòng, chống BLGĐ.

Tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Xây dựng luật về PCBLGĐ có tính đặc thù cao so với những luật khác, bởi BLGĐ là một lĩnh vực mang tính rất riêng có của nó, hàm chứa tính xã hội, dễ tạo nên những bức xúc đối với các thành viên cũng như cộng đồng. Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm tới việc PCBLGĐ. Tuy nhiên tình trạng BLGĐ vẫn có dấu hiệu gia tăng, làm tan loãng nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sự bền vững của gia đình. Vì vậy, rất mong các đại biểu cùng các Bộ, ban, ngành, các cơ quan liên quan cùng chung tay với Bộ VHTTDL để xây dựng luật này hướng tới các biện pháp phòng, tránh và ngăn chặn tình trạng BLGĐ có tính hiệu lực, hiệu quả cao hơn”.

Bộ trưởng cho rằng những ý kiến đóng góp của các đại biểu đã tiếp sức cho Ban soạn thảo nói riêng và Bộ VHTTDL có thêm nghị lực để thực hiện và xây dựng Dự án Luật. Theo đánh giá của Bộ trưởng, việc sửa đổi Luật PCBLGĐ nhằm hoàn thiện thể chế về công tác quản lý PCBLGĐ theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền con người, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới.

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến phát biểu tâm huyết của các đại biểu, đồng thời khẳng định sự cần thiết nghiên cứu, xây dựng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến để hoàn thiện Luật PCBLGĐ (sửa đổi). Trên cơ sở đó tiến tới thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; hoàn thiện khung pháp lý trong ứng phó với những diễn biến phức tạp của tình hình BLGĐ hiện nay. “Qua các ý kiến góp ý, báo cáo giải trình của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, cho thấy hồ sơ dự án của luật này đã đáp ứng điều kiện để Ủy ban Xã hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội...”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh khẳng định.

Xây dựng luật về PCBLGĐ có tính đặc thù cao so với những luật khác, bởi BLGĐ là một lĩnh vực mang tính rất riêng có của nó, hàm chứa tính xã hội, dễ tạo nên những bức xúc đối với các thành viên cũng như cộng đồng. Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm tới việc PCBLGĐ. Tuy nhiên tình trạng BLGĐ vẫn có dấu hiệu gia tăng, làm tan loãng nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sự bền vững của gia đình.

Vì vậy, rất mong các đại biểu cùng các Bộ, ban ngành, các cơ quan liên quan cùng chung tay với Bộ VHTTDL để xây dựng luật này hướng tới các biện pháp phòng, tránh và ngăn chặn tình trạng BLGĐ có tính hiệu lực, hiệu quả cao hơn.

(Bộ trưởng NGUYỄN VĂN HÙNG)

 

 THÚY HIỀN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top