Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đám cưới của người trẻ Ấn Độ: Loại bỏ nhiều nghi thức lỗi thời

Thứ Sáu 01/07/2022 | 10:24 GMT+7

VHO- Những nghi thức như cô dâu phải khóc, bố mẹ cô dâu phải rửa chân cho chú rể… đang bị giới trẻ Ấn Độ loại bỏ khỏi đám cưới của mình.

 Nghi thức cha đưa con gái tiến vào lễ đường được thay đổi bằng nhiều cách khác Ảnh: WEDDING BAZAAR

Người nổi tiếng khởi động phong trào

Sự ảnh hưởng của các ngôi sao Bollywood cũng góp phần đẩy lùi truyền thống không hợp thời. Nữ diễn viên Katrina Kaif đã để các chị gái của cô (thay vì anh trai theo thông lệ) đội hoa lên người. Trong khi đó, nam diễn viên Dia Mirza từ bỏ đám cưới phô trương bằng một bữa tiệc đơn giản và có sự tham gia của nữ tu sĩ. Priyanka Chopra trong đám cưới với Nick Jonas đã để mẹ dắt cô vào lễ đường. Theo thông lệ, đây là nhiệm vụ của người cha hoặc một thành viên nam trong gia đình. Trong “làn gió” hiện đại đối với các nghi thức truyền thống, nam diễn viên Rajkummar Rao đã yêu cầu vợ mình là Patrelekhaa bôi sindoor lên trán của anh (thay vì ngược lại) trong lễ cưới của họ.

Trong nghi lễ vidaai, các cô dâu sẽ nói lời tạm biệt đẫm nước mắt với cha mẹ trước khi về nhà chồng. Nhưng một số người nổi tiếng như Anushka Sharma và Sonam Kapoor đã từ chối khóc, còn Diya Mirza thì hoàn toàn bỏ vidaai. Priya Aggarwal, sinh viên vừa tốt nghiệp ngành luật ở phía bắc thành phố Ambala, đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông vào đầu năm nay khi đảo ngược các nguyên tắc đám cưới bằng cách cưỡi ngựa, cầm kiếm đến nhà đón chú rể trong ngày kết hôn. Bởi vì từ trước đến nay, đây là vai trò của người đàn ông, các chú rể sẽ là người đi đón dâu.

Năm 2017, video đám cưới của một cô dâu tên là Amisha Bharadwaj đã lan truyền mạnh mẽ vì phong cách khác lạ. Trong clip, cô mặc trang phục táo bạo với chiếc quần đùi và nhảy theo bài hát nổi tiếng Cheap Thrills của Sia. “Video của tôi đã phá vỡ định kiến về cô dâu Ấn Độ nhút nhát, không được phép khiêu vũ cũng như mặc loại quần áo mà tôi đang diện”, cô nói với BBC. Theo Bharadwaj, hình ảnh về các cô gái ở đất nước đông dân thứ hai thế giới khi về nhà chồng luôn bị đóng khuôn từ xưa đến nay. Họ không được cười và phải khóc khi rời khỏi nhà bố mẹ đẻ.

Tuy nhiên, những điều này dần được thay đổi, các nàng dâu tự có cách riêng để khiến hôn lễ trở nên khác biệt.

Nâng cao vị trí của mình

Parthip Thiagarajan, một chuyên gia tổ chức đám cưới ở Mumbai cho biết, nhiều gia đình ở quốc gia này, cha mẹ và những người lớn tuổi vẫn quyết định các nghi lễ theo truyền thống. “Một số cặp vợ chồng sắp cưới có quan điểm mạnh mẽ về các tục lệ và muốn loại bỏ hoặc thay đổi hình thức của chúng. Tôi thường khuyên họ phải nói chuyện với người lớn trước. Nhiều cô gái đã không thành công khi muốn thay đổi mọi thứ sau lễ đính hôn. Truyền thống rất quan trọng với người Ấn Độ, vậy nên cũng khó để thuyết phục thế hệ đi trước”, Thiagarajan nói.

Các cô dâu muốn những thay đổi này phản ánh vai trò của họ trong cuộc hôn nhân. “Nói chung chỉ có phụ nữ Ấn Độ mới mang dấu hiệu đã kết hôn từ mangalsutra (vòng cổ) đến sindoor (đỏ son). Vì vậy, nhiều đôi vợ chồng đã chọn đeo nhẫn cho nhau để biểu thị một sự kết hợp bình đẳng”, Shruti Singh, chuyên gia quảng cáo ở Bangalore cho biết.

Shruti Kumar, nữ kỹ sư phần mềm ở Bangalore vẫn giữ họ của mình sau khi kết hôn. Kumar cho rằng tên tuổi là một phần trong danh tính của cô. Đồng thời cũng là cách bạn bè, gia đình, đồng nghiệp biết đến cô nên Kumar phải giữ lại nó. Avanee Kapoor (sống tại Gurugram), nữ chuyên gia nhân sự cũng mong muốn một đám cưới hiện đại khi từ bỏ những lời thề lạc hậu hoặc phân biệt giới tính, bao gồm “phụ nữ sẽ không bước ra khỏi nhà nếu không có sự cho phép của chồng”. Cô và chồng sắp cưới đã tổ chức lễ ký kết, giữ nguyên lễ kỷ niệm. Tuy nhiên, họ đã điều chỉnh hình thức tổ chức bằng cách để những người đàn ông bên nhà gái chào đón nhà trai bằng quà tặng. “Chúng tôi cắt phần quà và tham gia với mọi người, kể cả phụ nữ. Tôi và chồng cũng chia đều chi phí cho đám cưới”, cô nói.

Medha Khanna, nhân viên kế toán sống tại Mumbai, đặt ra những giá trị chung trong cuộc hôn nhân với người bạn trai lâu năm (tên Akshay). Sau khi nghiên cứu kỹ về các nghi lễ đám cưới của người Hindu, đôi trẻ đã chọn làm lễ kết hôn dưới sự làm chứng của 2 nữ linh mục và loại bỏ kanyadaan, vidaai. “Chúng tôi nói lời thề của mình bằng tiếng Anh, một ngôn ngữ mọi người đều hiểu”, Khanna kể.

Anusha Ravi, nhân viên của tổ chức phi chính phủ ở Delhi, cho hay: “Xu hướng này đã lan rộng ra ngoài các trung tâm đô thị. Tuy nhiên, để xã hội Ấn Độ thực sự thay đổi sẽ mất nhiều thập kỷ, nhưng đó vẫn là một dấu hiệu tốt cho thấy nhiều phụ nữ đang nỗ lực chống lại thói trăng hoa và bất bình đẳng giới trong đám cưới”.

 CHI MAI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top