Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Khẳng định tầm vóc danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

Thứ Sáu 01/07/2022 | 10:50 GMT+7

VHO-  Hội thảo khoa học quốc tế “Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay” vừa được UBND tỉnh Bến Tre, BộVHTTDL vàỦy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tổ chức tại Bến Tre.

 Tượng Nguyễn Đình Chiểu

Hoạt động là một trong 3 sự kiện tiêu biểu trong chuỗi hoạt động chào mừng 200 năm ngày sinh danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu (1.7.1822 - 1.7.2022). Hội thảo quy tụ các nhànghiên cứu, khoa học đến từ Pháp, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc và trong nước. Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ; Trưởng văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã tham dự hội thảo.

Hi tho là hot đng cam kết với UNESCO

Tại đây, các chuyên gia trong và ngoài nước đã công bố các nghiên cứu, chia sẻ các ý kiến nhằm khẳng định tầm vóc của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu là “một nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc VN” theo Nghị quyết của UNESCO; tấm gương vượt qua nghịch cảnh và theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời”. “Có thể nói, trên thế giới hiếm có danh nhân nào đạt trên cả3 lĩnh vực đồ sộ như Nguyễn Đình Chiểu: thơ văn, thầy giáo, thầy thuốc”, Nghị quyết viết.

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ nhấn mạnh, Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa lớn, nhà thơ yêu nước tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, nhà giáo của nhiều thế hệ, thầy thuốc tinh thông y lý, y thuật và nổi tiếng về y đức. Tài năng và địa vị của ông trên văn đàn, y thuật và nền giáo dục nước nhà đã được ghi nhận, tôn vinh từ rất sớm, ngay cảlúc ông còn sinh thời. Là một trong những người khai sáng và là tác giảtiêu biểu nhất của dòng văn chương yêu nước chống ngoại xâm nửa sau thế kỷ XIX, ông đã góp phần nâng cao tầm vóc và ảnh hưởng của văn học nước nhà. Ông còn là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, thương dân, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống lại mọi cám dỗ về vật chất, đe dọa về tinh thần, thể hiện rõ khí phách hiên ngang của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng và văn hóa.

“Hội thảo khoa học quốc tế được tỉnh Bến Tre tổ chức hôm nay là một trong những hoạt động quan trọng của tỉnh Bến Tre thay mặt Việt Nam cam kết với UNESCO về việc vinh danh nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân văn hóa, cùng kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông”, ông Thọ cho biết. Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, Trưởng ban Tổ chức hội thảo cho biết, nhà thơ, người thầy giáo, người thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu được các thế hệ người dân Bến Tre từ ấy đến nay kính trọng, yêu quý. Giữa năm 2020 và cả năm 2021, tỉnh Bến Tre đã xây dựng hồ sơ khoa học quốc gia về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu đệ trình UNESCO cùng kỷ niệm lần thứ 200 năm sinh của Cụ. Các quốc gia Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đã đồng giới thiệu hồ sơ về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Ngày 23.11.2021, Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Nghị quyết 41C/15 để các quốc gia thành viên của UNESCO cùng kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đánh giá: “Cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu đã được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và quốc tế tìm hiểu trong suốt hơn 150 năm qua. Những giới thiệu về tác phẩm của ông được người Pháp tiến hành ngay từ khi nhà thơ còn sống. Trải qua thời gian, cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu đã đi vào lịch sử, văn học, văn hóa - nghệ thuật vào đời sống của người dân Nam Bộ, cũng như cảtrong nước và nước ngoài. Các tác phẩm của ông đã đóng góp vào dòng văn thơ yêu nước chống Pháp giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX nói riêng và cảchiều dài lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung…”.

 Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương phát biểu tại hội thảo

Nguồn cm hứng với cnhân loi

PGS.TS Pascal Bourdeau, Viện Khảo cứu cao cấp Pháp, Cộng hòa Pháp khẳng định, Nguyễn Đình Chiểu là một gương mặt danh giácủa nền Nho học An Nam, dù gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống và những biến động của thời cuộc, ông vẫn trung thành với những nguyên tắc đạo đức Nho gia và giữ được một thái độ đúng mực. Ông để lại nhiều thi phẩm và một sốbài trường thi trong đó có Lục Vân Tiên, tác phẩm làm nên danh tiếng cho tác giả. Đây cũng là tác phẩm An Nam đầu tiên được các tác giảngười Pháp biết đến và từ điển Larousse thế kỷ XX có dành một mục viết về tác phẩm này

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart một lần nữa khẳng định, tác gia Nguyễn Đình Chiểu là một nhân vật xuất chúng, một trong những nhà thơ Việt Nam được tôn vinh nhiều nhất và có các tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng. Những triết lý về hòa bình, về tình yêu của con người cũng như về lòng khoan dung hoàn toàn phù hợp với triết lý và mục tiêu của UNESCO. Theo ông Christian Manhart, Nguyễn Đình Chiểu đã cống hiến cảcuộc đời mình để lan tỏa kiến thức và còn là một thầy thuốc vĩ đại với một tầm nhìn sâu rộng trong việc cứu người. Đây cũng là một sứ mệnh của UNESCO, sứ mệnh giáo dục. Câu chuyện cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là nguồn cảm hứng không chỉ với người dân Việt Nam mà còn là với cảnhân loại.

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn hiện nay, tấm gương yêu nước, sống gắn bó mật thiết với nhân dân, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, đem tài năng và trí tuệ của mình tận tâm, tận lực phục vụcho dân, cho nước của ông trở thành mạch nguồn truyền thống tốt đẹp luôn chuyển lưu, chảy mãi trên quê hương Bến Tre, quê hương Đồng Khởi anh hùng. Và việc vận dụng, phát huy những giátrị tốt đẹp của truyền thống ấy vào việc xây dựng, phát triển quê hương, đất nước ở hiện tại cũng như trong tương lai là trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre nói riêng, Nam Bộ và cảnước nói chung. n

 Triển lãm “Nguyễn Đình Chiểu - Cuộc đời và sự nghiệp” đang diễn ra tại di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, Ba Tri, Bến Tre). Triển lãm là một trong 3 hoạt động trọng điểm kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Triển lãm có hơn 300 hiện vật, tư liệu, hình ảnh về quê hương đất nước, gia đình, sự nghiệp văn chương của danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu như: tác phẩm Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp, Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, các bài thơ điếu, những công trình nghiên cứu, công trình mang tên Nguyễn Đình Chiểu…

Đây là những hiện vật được sưu tầm, chọn lọc trưng bày, sau đó sẽ gửi trưng bày ảo đến UNESCO. Đây là cơ hội giúp công chúng trong nước và quốc tế có dịp tiếp cận với tài liệu, hiện vật liên quan đến nhà thơ yêu nước, nhà văn hóa, nhà giáo, người thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu, mang tầm vóc về giátrị lịch sử, văn hóa, tư tưởng yêu nước và nhân cách sáng ngời; các giátrị nhân văn tốt đẹp và những thông điệp về tinh thần nghĩa hiệp của ông.

THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top