Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Để Quảng Nam và vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ phát triển nhanh, bền vững

Thứ Sáu 01/07/2022 | 13:05 GMT+7

VHO- Ngày 1.7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 39 (ngày 16.8.2004) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39 trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam diễn ra vào sáng nay, ngày 1.7

Hội nghị được tổ chức nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc tổng kết các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh các vùng kinh tế. 
Tham dự Hội nghị có ông Trần Tuấn Anh-Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng BCĐ xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 39; Trung tướng Huỳnh Chiến Thắng- Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; cùng đại biểu các ban, bộ, ngành Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Biên tập xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 39. 
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phan Việt Cường,  Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam cho biết: Gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, 10 năm thực hiện Kết luận số 25-KL/TW; Quảng Nam đã từng bước liên kết, hợp tác phát triển KT-XH với các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên; đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vươn lên trong từng giai đoạn đổi mới và đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đưa Quảng Nam từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển vươn lên thành một tỉnh khá trong khu vực, có quy mô nền kinh tế đạt gần 103 nghìn tỷ đồng (năm 2021), tăng gấp 14,5 lần so với năm 2004. 

Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam phát biểu khai mạc 

Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện đồng bộ. Các chương trình, dự án đầu tư có trọng điểm, đạt nhiều kết quả trên tất cả các ngành, lĩnh vực; hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển; rõ nét nhất là hạ tầng giao thông,…
Báo cáo tại Hội nghị cho biết, Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, Kết luận 25-KL/TW của Bộ Chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam qua từng giai đoạn luôn duy trì ở mức khá. Mặc dù năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực KT-XH, song mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2020 vẫn đạt trên 10%/năm vẫn đạt trên mức tăng trưởng GDP bình quân cả nước. 
Quy mô nền kinh tế của tỉnh ngày càng mở rộng, GRDP (theo giá hiện hành) năm 2021 đạt 103 nghìn tỷ đồng, gấp 14,5 lần so với năm 2004. Quy mô GRDP bình quân cả giai đoạn 2004 - 2019 đạt 45,7 nghìn tỷ đồng/năm, giai đoạn 2004 - 2020 đạt gần 48,8 nghìn tỷ đồng. So với các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ về quy mô GRDP cho cả hai giai đoạn 2004 - 2019 và 2004 - 2020, Quảng Nam đều đứng vị thứ 5/14 tỉnh, thành phố. Riêng quy mô GRDP năm 2021, Quảng Nam đứng thứ 2 (sau Đà Nẵng) so với 05 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, xếp vị thứ 4/14 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; xếp vị thứ 18/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; là 1 trong 18 tỉnh, thành có số thu ngân sách điều tiết về ngân sách Trung ương.
Về tình hình hợp tác, liên kết phát triển vùng, thực hiện chủ trương liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Nam cũng đã chủ động trong liên kết xúc tiến, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại; liên kết phát triển cơ sở hạ tầng giao thông; văn hóa - xã hội. 
Tuy nhiên, tỉnh Quảng Nam cũng nhìn nhận thẳng thắn rằng vẫn chưa khai thác hiệu quả các lợi thế về nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tài nguyên đất, nước, rừng, biển và khoáng sản. Trình độ, trang bị kỹ thuật của các ngành kinh tế biển còn thấp so với các nước trong khu vực. Các dự án FDI đầu tư vào ngành công nghiệp có quy mô nhỏ; khu vực ngoại thương, ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Chất lượng đô thị trên địa bàn chưa đồng đều; đời sống của một bộ phận nhân dân khu vực miền núi còn nhiều khó khăn… 

Nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng được xây dựng thúc đẩy phát triển từ đô thị đến nông thôn

Tại Hội nghị, từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Kết luận số 25-KL/TW trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, các đại biểu đã tham gia thảo luận, đánh giá đúng thực chất những ưu điểm, kinh nghiệm hay, cách làm tốt; nhận diện rõ hơn cơ hội, thách thức để tận dụng, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh trong định hướng phát triển toàn diện tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị với Trung ương các giải pháp chiến lược để phát triển vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ nhanh, bền vững. 
Các tham luận tập trung vào các nội dung về thực trạng và giải pháp quy hoạch, phát triển kinh tế biển Quảng Nam;  phát triển hệ thống giao thông tỉnh Quảng Nam phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong tình hình mới.
Với tham luận về thực trạng và giải pháp liên kết phát triển du lịch trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (Vùng KTTĐ miền Trung), ông Nguyễn Thanh Hồng- Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho rằng, hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa TP.Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Vùng KTTĐ miền Trung là một hoạt động ý nghĩa trong việc phát triển du lịch chung của cả nước cũng như của từng địa phương, đặc biệt trong bối cảnh ngành du lịch các địa phương đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Sau hơn 02 năm triển khai thực hiện, các địa phương thể hiện được sự liên kết, phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai các hoạt động chung nhằm mục tiêu phục hồi du lịch trong nhóm liên kết,…
Để phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch của các tỉnh, thành phố và các vùng, miền trong cả nước, phấn đấu thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; các tỉnh, thành phố Vùng KTTĐ miền Trung tiếp tục quan tâm về cải thiện môi trường du lịch, xây dựng hệ thống du lịch thông minh, đẩy mạnh tính liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng; phát huy giá trị văn hóa di sản, xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường nhằm tạo bước đột phá mới, chuyển từ phát triển du lịch từng địa phương sang phát triển du lịch Vùng bền vững trong thời gian đến,…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW đánh giá cao Báo cáo tổng kết của tỉnh Quảng Nam đã bám sát các nội dung Nghị quyết 39-NQ/TW và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của Ban Chỉ đạo; các đại biểu đã tham luận, đóng góp, đề xuất, kiến nghị rất trách nhiệm, đúng và trúng thực tiễn hiện nay của Quảng Nam. Bên cạnh đó cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế vẫn còn bên cạnh bên cạnh những kết quả đạt được. Đồng thời đề nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Nam thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp phát huy hơn nữa tiềm năng để phát triển Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, mạnh về kinh tế biển; Phát triển bền vững các tiểu vùng; đẩy mạnh phát triển đô thị, hình thành một mạng lưới đô thị có tầng bậc, liên kết và hỗ trợ phát triển lẫn nhau…Phối hợp hoàn thiện thể chế và cơ chế để tăng cường liên kết vùng, nhất là với các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế, nhất là các tỉnh Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

THU HOÀI

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top