Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Những điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Thứ Sáu 19/08/2022 | 17:36 GMT+7

VHO - Ngày 19.8, Trường ĐH Luật TP.HCM phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) tổ chức Hội nghị khoa học “Những điểm mới của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ”. Các ý kiến trình bày tại hội nghị đã khẳng định rằng sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ là một đề tài “nóng”, luôn được quan tâm. 

Hội nghị nhằm tạo diễn đàn pháp lý để trao đổi, tổng hợp, phân tích các quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. 

PGS.TS Vũ Văn Nhiêm, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết, Luật Sở hữu trí tuệ đã được xây dựng và áp dụng hơn 15 năm, được sửa đổi bổ sung hai lần vào năm 2009 và năm 2019, tuy nhiên, dựa trên chủ trương định hướng xây dựng nhà nước kinh tế xã hội của Đảng cũng như định hướng xây dựng pháp luật của Nhà nước cho thấy “trí tuệ” là tài sản đặc biệt, chỉ khi khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành thì mới có thể khai thác tốt nguồn tài nguyên này để phát triển kinh tế xã hội. Vậy nên, việc sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong sáng tạo trên các lĩnh vực đồng thời bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ theo Hiến pháp và pháp luật, là một việc vô cùng cấp thiết trong thời buổi hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ bày tỏ cám ơn đến Trường ĐH Luật TP.HCM đã phối hợp tổ chức Hội nghị khoa học “Những điểm mới của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ” lần đầu tiên tại TP.HCM. Theo ông Bảy, những điểm mới được trình bày tại Hội nghị đa phần mang tính thực tế cao, đặc biệt phù hợp bối cảnh hiện nay. Ông hy vọng rằng các ý kiến của đại biểu tại hội nghị sẽ hỗ trợ hoàn thiện nội dung các văn bản thông tư, nghị định mà Cục Sở hữu trí tuệ đang xây dựng. 

Các ý kiến chuyên gia đã góp phần làm sáng tỏ nhiều nội dung quan trọng, cho thấy sự cần thiết cần hoàn thiện hơn nữa Luật Sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay

Tại Hội nghị, các chuyên gia đã đưa ra những nội dung xoay quanh: “Tổng quan về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và một số vấn đề chung về sở hữu công nghiệp”; “Những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí”; “Những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý”; “Những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ về khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến các thủ tục về sở hữu công nghiệp”;… Đặc biệt chủ đề "sở hữu công nghiệp" là một điểm đáng lưu ý, được nghiên cứu phân tích kỹ trong phiên tham luận. Các điểm mới về cách thức khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại đã đưa ra hướng giải quyết những vấn đề còn khúc mắc trong quá trình xử lý, thẩm định các đơn khiếu nại. Và hơn hết, công cuộc xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ sẽ theo hướng áp dụng nguyên tắc hồi tố đối với những điều khoản có lợi cho người dân.

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Trọng Thảo, Nguyễn Trọng Luận và Đặng Nguyễn Phương Uyên, Trường ĐH Luật TP.HCM cũng đã phân tích “Những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”, Theo các tác giả này, Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã bổ sung quy định cho phép tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả, quyền của người biểu diễn có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, của hình tượng biểu diễn. Cụ thể, tại Điều 198 về Quyền tự bảo vệ (Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2022): Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả, quyền của người biểu diễn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 19 và điểm b Khoản 2 Điều 29 của Luật này…

Qua nhiều ý kiến trình bày, chuyên gia khẳng định rằng sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ là một đề tài “nóng”, luôn được quan tâm. Các đại biểu mong muốn sau Hội nghị, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ hoàn thiện hơn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ theo biểu quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 3 cũng như các văn bản dưới luật nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể, bảo đảm cân bằng giữa lợi ích quốc gia và sự tương thích các điều ước quốc tế.

P.THẢO - T.TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top