Dạy chương trình văn hóa phổ thông trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật: Cần giải quyết tận gốc vấn đề

VHO- Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông vừa ký văn bản số 3235/BVHTTDL-ĐT gửi Bộ GD&ĐT đề nghị cho phép các cơ sở đào tạo nghệ thuật tiếp tục giảng dạy chương trình văn hóa phổ thông tại trường.

Dạy chương trình văn hóa phổ thông trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật: Cần giải quyết tận gốc vấn đề - Anh 1

 Hc sinh khóa 39 Trưng Trung cp Ngh thut Xiếc và Tp k Vit Nam thi hc k II năm học 2021-2022

Văn bản nêu rõ, thực hiện Thông báo số 226/TB-VPCP ngày 3.8.2022 của Văn phòng Chính phủ về Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức dạy văn hóa, dạy chương trình giáo dục thường xuyên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; căn cứ tình hình tuyển sinh năm học 2022-2023 và hiện trạng những khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy văn hóa phổ thông tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật, Bộ VHTTDL đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép triển khai việc giảng dạy chuyên môn kết hợp với văn hóa phổ thông phù hợp với tính đặc thù của đào tạo lĩnh vực nghệ thuật tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật.

Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc mang tính đặc thù của đào tạo văn hóa nghệ thuật, Bộ VHTTDL đã phối hợp với Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ Nghị định quy định về đào tạo các ngành, nghề chuyên sâu đặc thù lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có nội dung quy định về giảng dạy văn hóa phổ thông tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật. Để đảm bảo quyền lợi và nhu cầu học tập suốt đời của người học, sự ổn định của các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, sự an tâm học tập, phát huy tài năng nghệ thuật của học sinh, sinh viên, Bộ VHTTDL đề nghị Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan giao chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp (lớp 6 và lớp 10) năm học 2022- 2023 cho Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Học viện Múa Việt Nam, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Đồng thời, cho phép mở lại tài khoản của 4 cơ sở đào tạo nêu trên trên cơ sở dữ liệu ngành và hướng dẫn thực hiện các quy trình, thủ tục nhập học theo quy định cho học sinh đã trúng tuyển năm học 2022-2023 để đảm bảo thời gian khai giảng, tiến độ, kế hoạch học tập của năm học mới. Cùng với đó, đềnghịBộGD&ĐT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT tại các cơ sở đào tạo, đảm bảo phù hợp với đặc thù đào tạo lĩnh vực nghệ thuật, quyền lợi của người học và các quy định của pháp luật hiện hành.

Dạy chương trình văn hóa phổ thông trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật: Cần giải quyết tận gốc vấn đề - Anh 2

 Cần sớm quy định để đảm bảo quyền lợi và sự an tâm học tập, phát huy tài năng nghệ thuật của học sinh, sinh viên các trường nghệ thuật. Trong ảnh: Học viên Học viện Múa Việt Nam phải khổ luyện từ khi còn rất nhỏ Ảnh: H.V

Trước đó, vào đầu tháng 8 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức dạy văn hóa trong các trường nghệ thuật, trường nghề, đưa giáo dục nghề nghiệp vào trường phổ thông. Cuộc họp có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; Thứtrưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiêm túc rà soát lại nội dung Công văn số 2672/ BGDĐT-GDTX, trong trường hợp không phù hợp với các quy định của pháp luật thì phải huỷ bỏ; BộVHTTDL, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện để việc tuyển sinh của các trường nghệ thuật được thực hiện bình thường nhưcác năm trước.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong một động thái kịp thời và cần thiết, ngay sau cuộc họp nói trên, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 2829/BVHTTDL-ĐT do Thứ trưởng Tạ Quang Đông ký về việc giải quyết việc giảng dạy chương trình văn hóa phổ thông tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật. Công văn đề nghị cho phép các cơ sở đào tạo nghệ thuật tiếp tục giảng dạy chương trình văn hoá phổ thông mới chỉ là giải pháp tình thế, nhằm đảm bảo quyền lợi vànhu cầu học tập cho học sinh một cách kịp thời. Để giải quyết tận gốc vấn đề, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã ký Tờ trình Chính phủ số 207/ TTr-BVHTTDL về việc ban hành Nghị định Quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật.

Từ thực tế cấp bách của cuộc sống và cơ sở chính trị, chủ trương chính sách vững chắc, thuyết phục, chắc chắn rằng, Nghị định ban hành sẽ đảm bảo hoạt động đào tạo lĩnh vực nghệ thuật nói chung, hoạt động của các cơ sở đào tạo nghệ thuật nói riêng được ổn định; tạo sự an tâm học tập, phát huy tài năng nghệ thuật của người học, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụvăn hóa nghệ thuật của người dân và xã hội. Có thể nói, những người làm nghệ thuật đều đang rất mong chờ Nghị định này sớm được ban hành để giải quyết, tháo gỡ hàng loạt những khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo hiện nay. 

 Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong một động thái kịp thời vàc ần thiết, ngay sau cuộc họp nói trên, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 2829/BVHTTDL-ĐT do Thứ trưởng Tạ Quang Đông ký về việc giải quyết việc giảng dạy chương trình văn hóa phổ thông tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật. Công văn đề nghị cho phép các cơ sở đào tạo nghệ thuật tiếp tục giảng dạy chương trình văn hoá phổ thông mới chỉ là giải pháp tình thế, nhằm đảm bảo quyền lợi và nhu cầu học tập cho học sinh một cách kịp thời. Để giải quyết tận gốc vấn đề, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã ký Tờ trình Chính phủ số 207/TTr-BVHTTDL về việc ban hành Nghị định Quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thùtrong lĩnh vực nghệ thuật.

 

 THÚY HIỀN

Ý kiến bạn đọc