Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Vui Tết Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

Thứ Sáu 02/09/2022 | 23:01 GMT+7

VHO- Ngày 2.9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã khai mạc Chương trình Vui Tết Trung thu và các hoạt động phục vụ Trung thu tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội với chủ đề “Đèn thu lung linh” góp phần tạo ra một sân chơi đặc sắc mang lại cho thiếu nhi Thủ đô và các tỉnh, thành lân cận có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về lịch sử văn hóa nói chung và Tết Trung thu nói riêng.

Trong cung đình xưa, ngày Tết Trung thu có nhiều hoạt động diễn ra. Dưới triều Lý, Trung thu là một lễ hội do nhà vua tổ chức với hoạt động cúng tổ tiên, đua thuyền, diễn rối nước, rối cạn. Thời Trần, các nhà quý tộc uống rượu, ngâm thơ đạo xem phong cảnh. Đến thời Lê Trung hưng, những mô tả lịch sử là ngày hội trong phủ Chúa Trịnh được trang hoàng lộng lẫy bằng hàng ngàn chiếc đèn tạo nên một đêm trung thu lung linh đầy màu sắc. Trong dân gian, ngày Tết Trung thu cũng trở nên rực rỡ với tục chơi đèn, phá cỗ trông trăng…

Bé gái thích thú với các loại đèn trung thu làm bằng bóng kính

Chương trình Vui Tết Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội nhằm phát huy giá trị di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt các giá trị văn hóa phi vật thể và tăng cường các sản phẩm du lịch đến với du khách, đặc biệt là trẻ em. Đến với chương trình Vui Tết Trung thu 2022, du khách và các em nhỏ sẽ được trở về với tuổi thơ, được hòa mình trong không gian “Đèn thu lung linh” của sắc màu, của tiếng trống múa lân và những giai điệu quen thuộc: “Tết Trung thu rước đèn đi chơi. Em rước đèn đi khắp phố phường…” hay “Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu”…

Đèn lồng được các hoạ sĩ trang trí giống hình con vật mang tới sự sống động, hấp dẫn trẻ nhỏ

Điểm nhấn của khu trưng bày là chiếc đèn kéo quân khổng lồ và rất nhiều loại đèn trung thu truyền thống như đèn ông sao, đèn cù, đèn thỏ; đặc biệt là một số loại đèn trung thu đầu thế kỷ XX được làm theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu Trịnh Bách phục hồi lại theo các nguồn tư liệu. Đặc biệt, khu trưng bày được đặt trong bối cảnh phố Hà Nội xưa thể hiện ở những mái nhà, cửa hàng và nếp sinh hoạt thường ngày giản dị, ấm cúng; kèm với đó là nhiều loại đồ chơi trung thu vẫn còn được duy trì đến ngày nay cho thấy sức sống và giá trị của văn hoá truyền thống Việt Nam.

Trẻ em được tiếp cận với nếp sinh hoạt xưa của người Hà Nội

Nhiều em nhỏ đến khu trưng bày tỏ ra thích thú với những đồ chơi truyền thống được phục dựng một cách sống động, nhiều sắc màu; còn thanh niên có nhiều góc để “sống ảo” với phố xưa Hà Nội. Không chỉ người lớn, trẻ em mà ngay cả người cao tuổi cũng cảm thấy xốn xang trong lòng. Bà Nguyễn Thị Hải (phường Giáp Bát, Hà Nội) cho biết, bà đưa các cháu đến ngắm không gian tết Trung thu nhưng chính bà cũng cảm thấy rất vui, như trẻ lại vì được sống lại với ký ức tuổi thơ, được rước đèn, phá cỗ, trông trăng, vui múa hát…

Điểm nhấn của khu trưng bày là chiếc đèn lồng "siêu to siêu khổng lồ" 

Ngoài ra, cảnh quan, không gian Hoàng thành Thăng Long được bài trì khoa học xen lẫn hiện vật cổ xưa với phục dựng gần gũi ở hiện tại tạo nên một công viên văn hoá – lịch sử, một điểm đến hấp dẫn, đậm dấu ấn văn hoá lịch sử của Thủ đô Hà Nội.  Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 2 -4.9 và 10.9 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (19 Hoàng Diệu, quận Ba Đình). Trong ngày 8.9, sẽ diễn ra triển lãm trưng bày “Báu vật Hoàng cung Thăng Long” để giới thiệu tới công chúng những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất trong quá trình khai quật tại Hoàng thành Thăng Long từ năm 2002 đến nay, cùng với sự kết hợp công nghệ trình chiếu 3D mapping.

Giới trẻ có nhiều góc để "sống ảo"

Chương trình Vui Tết Trung thu còn có các hoạt động triển lãm, múa lân hấp dẫn các em nhỏ

Đèn lồng được treo ở nhiều nơi quanh Hoàng thành Thăng Long

Bài, ảnh: Q.HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top