Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Hối hả chống bão Noru

Chủ Nhật 25/09/2022 | 18:16 GMT+7

VHOChiều ngày 25.9, trên các đài canh Icom ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam đã nóng sốt thông tin “chạy đâu, hướng nào, chừng nào tàu cá tới bờ?”. Trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục sử dụng cụm từ “di dời” dân đến nơi an toàn để tránh bão Noru mạnh cấp 14. Nhưng ở miền biển, nơi giáp mặt với bão thì người dân lại chuẩn bị phương án “di dời” tại chỗ.

Dìu nhau chạy bão

“Anh em tới đâu rồi? Mới làm hay làm đủ cũng lo chạy vô chứ cơn bão này cắt ngang Hoàng Sa đó nghen…!” – ông Nguyễn Ảnh, một ngư dân già ngồi nói chuyện khá lâu qua máy Icom vào lúc 7 giờ 30 phút đêm 25.9. Cứ mỗi lần có bão thì đài canh cộng đồng đặt tại xóm Ghành Cả, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi lại “sôi” lên vì thông tin liên tục được cập nhật giữa biển – bờ. Tôi gặng hỏi: “Không có tàu nào bám trụ, chạy vô các cảng biển ở các đảo Phú Lâm, Đá Hải Sâm (quần đảo Hoàng Sa)?”, ông Ảnh lắc đầu nói “vô các đảo đó tránh bão sợ bị họ (Trung Quốc) thu giữ thiết bị”.

Người dân miền Trung còn có kinh nghiệm neo mái nhà xuất đất bằng bao cát

Câu chuyện đoàn tàu cá 8 chiếc rời các đảo Phú Lâm, Quang Hòa, Quang Ảnh, Linh Côn hối hả chạy về đất liền có liên quan gì tới cụm từ “tránh bão tại chỗ” mà tôi đã đề cập ở trên? Đó là những cơn bão trước, khi bão cắt ngang qua quần đảo Hoàng Sa thì các ngư dân đã tụ hợp thành một nhóm tàu, cử một tàu chạy thẳng vào các cảng biển ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và hiện nay bị Trung Quốc chiếm giữ để thăm dò. 

Nếu tàu vào cảng được neo đậu yên ổn thì thông báo cho đoàn tàu chạy sau tiếp tục đi vào. Nếu bão có cường độ chỉ giật cấp 7 cấp 8 thì ngư dân sẽ cho tàu chạy vào các đảo san hô hình vòm, xung quanh được bao bọc bởi vành đai san hô có chiều cao ngang mặt biển, chính giữa là vùng nước sâu, dài, rộng lên đến vài chục hải lý.

Liên hệ với người thân của các ngư dân ở Bình Định và Phú Yên, bà con cho biết, bão lớn quá nên hầu như tính tới chuyện chạy vô bờ, còn nếu chạy né bão thì sẽ phải vượt qua khỏi vùng ranh giới được phép hoạt động đang hiển thị trên màn hình thiết bị giám sát hành trình.

Muôn kiểu chống bão

Tại các khu dân cư nằm ở bãi ngang thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, người dân địa phương sẵn sàng di dời dân theo yêu cầu của chính quyền và Bộ đội biên phòng. Nhưng tới thời điểm hiện nay, cách di dời của bà con đã chuyển sang hình thức tại chỗ. Mọi người lo chèn chống nhà cửa, chèn thêm các bao cát lên nóc nhà, liên hệ với các gia đình người thân có nhà ở được xây dựng chắc chắn để sẵn sàng chạy qua trú lại khi bão ập vào đất liền. 

Việc đi ở nhờ hàng xóm là cách thức được người dân ở vùng nông thôn các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế áp dụng khá thành công. Nhưng đối với người dân ở các vùng đô thị, thành phố thì việc cho sang ở nhờ còn có vẻ khá xa lạ và phần ai vẫn phải ở nhà người đó, hoặc chạy vào các trường học, cơ quan, công sở.

Một ngôi nhà được bao lưới chống bão ở làng chài Bình An 2, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tại vùng biển ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, khi nghe cơn bão mạnh ập vào đất liền thì người dân bắt đầu sử dụng phương pháp mặc áo lưới cho nhà, giống như một số hộ dân ở vùng biển xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tấm lưới trũ có mắt lưới nhỏ thường được ngư dân sử dụng để đánh cá cơm, ruốc biển được ghép nối thành một chiếc áo có diện tích chiều ngang khoảng 10 mét, chiều dài từ 15-20 mét. Lưới được choàng lên mái và buộc gút xuống các góc, sau đó kéo xuống các cọc tre được đóng dưới mặt đất. 

Ở xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, mỗi khi có bão thì người dân làng cùng BĐBP không chỉ đưa bao cát lên mái nhà, mà còn che chắn trước ngõ, trong sân, vì ngôi làng này nằm giáp với biển. Chị Phan Thị Lệ, vợ ngư dân Nguyễn Đức Quân cho biết, cứ có bão thì chạy sâu vào trong xóm ở nhờ, vì đàn ông ở làng chài có khi đi làm ăn xa. Chị Nguyễn Thị Nghĩa sống trong ngôi nhà cấp 4, mái nhà lợp ngói và chị cho biết, có bão thì sẽ dắt cậu con trai lánh nạn sang nhà chắc chắn gần đó.

Còn tại thôn An Cường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bà con có cách neo mái nhà xuống đất khá thú vị, đó là quàng dây lên mái, sau đó, buộc vào những bao cát giống như quả tạ treo lơ lửng, hoặc ghim chặt dưới đất. Vì làng chài nằm giáp với biển nên người dân đã nghĩ ra nhiều cách thức để sống chung với biển cả. Đồn Biên phòng Bình Hải, Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi thường đến giúp bà con trước khi bão ập tới.

Thôn An Cường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có dân số 560 hộ, hơn 2.200 khẩu, là địa phương rất dễ bị tổn thương do bão Nori. Anh Dương Quang Phúc cho biết, gia đình đã trữ sẵn mì tôm, nước uống để bà con tới tranh trú bão và riêng ngôi nhà của anh có thể giúp cho 50-60 người tới ở lại.

LÊ VĂN CHƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top