Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Ngày mai 23.10, khai hội Katê Ninh Thuận năm 2022

Thứ Bảy 22/10/2022 | 10:38 GMT+7

VHO- Lễ hội Katê năm 2022 của đồng bào Chăm Ninh Thuận sẽ diễn ra từ ngày 23- 25.10.

Lễ hội Katê diễn năm nay diễn ra trong 3 ngày

Theo đó, không gian diễn ra Lễ hội Katê sẽ diễn ra tại các đền, tháp Chăm và các làng Chăm theo đạo Bàlamôn thuộc 4 huyện và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: Ninh Phước, Thuận Nam, Thuận Bắc và thôn Thành Ý, xã Thành Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Theo kế hoạch, chiều 23.10, nhân dân các thôn: Hữu Đức, Tân Đức, Thành Đức xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước tổ chức lễ đón, rước y trang Pô Inư Nưgar từ đồng bào người Raglai thôn Tà Nô, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam về đền thờ trong thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Ngày 24.10, tất cả các đền, tháp Chăm chính thức mở cửa và tiến hành các nghi thức Lễ hội Katê truyền thống, gồm: Đền Pô Inư Nưgar, Tháp Pô Klong Garai, Tháp Pô Rômê. Ngày 25.10, Lễ hội Katê tiếp tục diễn ra tại các làng, tộc họ và gia đình người Chăm Bàla môn trên địa bàn tỉnh.

 Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm hiện nay. Theo phong tục truyền thống của người Chăm theo đạo Bàlamôn, hằng năm, cứ vào ngày mùng 1.7 Chăm lịch (tức ngày 24.10 Dương lịch) tại 3 khu vực đền, tháp Chăm và các làng Chăm theo đạo Bàlamôn đều diễn ra Lễ hội Katê.

Lễ hội Katê là một sự kiện văn hóa lớn của đồng bào Chăm Ninh Thuận. Điểm nhấn của Lễ hội Katê là lễ cúng thần Cha (Ngap padhi phuel bilan Katê) và thần Mẹ (Cambun). Thần Cha thuộc “dương” còn thần Mẹ thuộc “âm” nên Katê được tổ chức vào thượng tuần trăn , Cambun được tổ chức vào hạ tuần trăng, đều được tổ chức ở tháp.

Từ xa xưa, Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm. Lễ hội Katê chung cho cộng đồng người Chăm cả hai cộng đồng tôn giáo Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni. Sau thế kỷ XIII, một bộ phận người Chăm tiếp nhận Hồi giáo (sau này thành đạo Bàni) nên tổ chức Lễ hội Ramưwan theo quy định của tôn giáo. Quá trình bản địa hóa các yếu tố văn hóa tôn giáo, hình thành nên hệ thống lễ hội, trong đó có Lễ hội Katê mang đậm tính dân gian.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống về Lễ hội, năm 2017, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL ngày 20.6.2017 đưa Lễ hội Katê vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để quảng bá giá trị văn hóa, du lịch của tỉnh thông qua lễ hội; tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, nghiên cứu về các giá trị di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm trong dịp diễn ra Lễ hội Katê năm 2022, Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp tuyên truyền, quảng bá về Lễ hội Katê năm 2022, góp phần thu hút đông đảo người dân du khách đến địa phương.

Sở VHTTDL giao Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận phối hợp với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở, Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn, xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức Lễ hội Katê năm 2022 tại các di tích tháp Chăm.

XUÂN HƯỚNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top