Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Chuyện sai người, đúng việc ở Giải Oscar

Thứ Sáu 28/10/2022 | 10:40 GMT+7

VHO- Giải thưởng điện ảnh Oscar của Mỹ được coi là giải thưởng điện ảnh danh giá nhất thế giới. Trong lịch sử hơn 100 năm, có không ít chuyện bê bối, vụ tai tiếng liên quan. Một trong những vụ việc như thế xảy ra cách đây gần nửa thế kỷ và nay đã trở lại bởi có thêm bí mật phía sau được tiết lộ.

 Sacheen Littlefeather năm 2022

 4 tháng trước, Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh Mỹ gửi thư đến nữ diễn viên Sacheen Littlefeather để xin lỗi về những gì đã làm khiến sự nghiệp diễn viên của người phụ nữ này bị hủy hoại sau lễ trao Giải thưởng Oscar ngày 27.3.1973. Lần đầu tiên kể từ khi được thành lập, Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh Mỹ chính thức xin lỗi một nữ diễn viên gần như không có sự nghiệp diễn viên và nổi tiếng không nhờ bất cứ vai diễn điện ảnh hay sân khấu nào trong cuộc đời mình, mà nổi tiếng nhờ chính vụ việc xảy ra ngày 27.3.1973 và nhờ đấu tranh không mệt mỏi suốt cả cuộc đời mình chống phân biệt đối xử và miệt thị người da đỏ thổ dân ở Mỹ trong điện ảnh Mỹ, bởi Hollywood và bởi chính Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh Mỹ. Bà Littlefeather qua đời ở tuổi 76 vì căn bệnh ung thư chỉ 3 tuần sau khi Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh Mỹ công bố bức thư xin lỗi.

Trong đêm trao Giải thưởng Oscar năm ấy, khi hai diễn viên Liv Ulmann và Roger Moore công bố danh tính nam diễn viên ẵm giải Oscar là Marlon Brando cho vai diễn trong bộ phim Bố già, nam diễn viên này không bước lên sân khấu nhận giải thưởng mà là Sacheen Littlefeather. Khoảng thời gian đúng 100 giây sau đấy làm chấn động điện ảnh Mỹ và thế giới, làm rung chuyển cả Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh Mỹ. Cô gái trẻ Littlefeather khi đó 27 tuổi, trong trang phục đặc trưng của người da đỏ thuộc bộ tộc Apache ở Mỹ cho biết, được Marlon Brando ủy thác đến sự kiện để tuyên cáo từ chối nhận giải thưởng lớn, với mục đích thể hiện sự phản đối và lên án Hollywood, điện ảnh Mỹ và Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh Mỹ về phân biệt đối xử và miệt thị người da đỏ thổ dân ở Mỹ. “Xin chào, tôi là Sacheen Littlefeather và là người Apache. Tối nay, tôi đến đây thay cho Marlon Brando”, cô bắt đầu phát biểu như thế, “Marlon Brando thấy không thể có mặt ở đây tối hôm nay được. Lý do là sự đối xử của ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ đối với những bộ tộc thổ dân ở Mỹ hiện tại”. Cô không nhận bức tượng Oscar, bước xuống và rời đi.

Vì sự xuất hiện ấy và phát biểu dù ngắn ngủi, nhưng tác động như “cái tát” vào thể diện của điện ảnh Mỹ, Hollywood và Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh Mỹ. Sau sự việc, cô gái trẻ vừa mới khởi đầu sự nghiệp diễn viên điện ảnh bị giới điện ảnh Mỹ và Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh Mỹ làm cho không còn chốn dung thân và bị Hollywood tẩy chay triệt để. Cô từ bỏ điện ảnh và dần trở thành nhà hoạt động chính trị xã hội đấu tranh cho bình đẳng đối xử ở Mỹ đối với người da đỏ thổ dân.

Nhưng chuyện không dừng lại ở đấy. Cách đây mấy ngày, hai người em gái của Sacheen Littlefeather tiết lộ Sacheen Littlefeather vốn không phải người da đỏ Apache mà là người Mexico, tên khai sinh là Marie Cruz. Giới truyền thông Mỹ xác minh và xác nhận đúng là như thế và đồng thời còn phát hiện ra là ngay từ đầu, Marlon Brando đã biết điều ấy. Diễn viên này có ấn tượng sâu sắc về cô gái sau một lần chứng kiến hoạt động của cô gái này phản đối phân biệt đối xử và miệt thị người da đỏ thổ dân ở Mỹ. Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh Mỹ trao giải thưởng lớn cho Marlon Brando về vai diễn trong một sản phẩm điện ảnh thì người này dùng chính lễ trao giải để “trình chiếu bộ phim” của mình.

Vậy là người sai ngay từ đầu. Sacheen Littlefeather không phải người da đỏ thổ dân. Marlon Brando chọn người đóng người da đỏ thổ dân chứ không phải chọn chính người da đỏ thổ dân. Nhưng mục đích hành động của họ lại đúng. Công chúng và dư luận đánh giá khác nhau về chuyện này, nhưng điều không ai có thể phủ nhận được là vụ việc đã làm cho ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ vốn rất thành công nhưng cũng ngập tràn tai tiếng, bê bối phải dần thay đổi cơ bản về bình đẳng giới và đặc biệt về ứng xử với người da đỏ thổ dân ở nước Mỹ. 

 VÂN YẾN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top