Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Làm rạn nhân tạo, phát triển nguồn lợi thủy hải sản ven bờ tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

Thứ Hai 31/10/2022 | 10:10 GMT+7

VHO- UBND TP Hội An, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm vừa phối hợp với Cơ quan Tài nguyên Thủy sản Hàn Quốc (FIRA) tổ chức Hội thảo nhằm tổng kết dự án “Thiết lập mô hình quản lý và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản ven bờ ở Việt Nam” (MOU). Dự án do Cơ quan Tài nguyên Thủy sản Hàn Quốc (FIRA) tài trợ để đầu tư xây dựng vùng rạn nhân tạo tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, được thực hiện trong 4 năm (2018-2022) với nguồn vốn 1,75 triệu USD.

 Các khối rạn nhân tạo đưa xuống biển thu hút nhiều cá về trú ngụ

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Vũ, Phó giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL Khu BTB) Cù Lao Chàm đã giới thiệu hình ảnh, clip sống động, thực tế về các khu rạn nhân tạo được xây dựng trong quá trình thực hiện dự án thời gian qua, đến nay đã thu hút rất nhiều loài sinh vật biển về trú ngụ, đặc biệt là tảo (rong biển) và san hô tự nhiên...

Dự án “Thiết lập mô hình quản lý và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản ven bờ ở Việt Nam” đã khảo sát, đánh giá được các điều kiện kỹ thuật như dòng chảy, thủy triều, nhiệt độ… tại vùng biển Cù Lao Chàm, qua đó xác định cấu trúc rạn nhân tạo, địa điểm lắp đặt rạn, phát triển các loài bổ trợ cho rạn nhân tạo. 4 năm qua đã có 600 cấu trúc rạn nhân tạo được sản xuất và thiết lập thành 5 khu vực, trong đó 4 khu vực xung quanh Rạn Mành và 1 khu vực tại Bãi Xếp tạo tính kết nối giữa sinh cảnh tự nhiên là các rạn san hô, thảm rong biển với khu vực sinh cảnh nhân tạo từ rạn nhân tạo; 50 khối rạn được thiết kế với mục đích cấy trồng tạo khu hệ phức hợp san hô - rong biển trong tương lai, nhằm hỗ trợ cộng đồng thực hiện các dịch vụ du lịch sinh thái biển.

Rạn nhân tạo đã góp phần tạo thêm môi trường sống, các bãi đẻ và ươm giống cho sinh vật biển trong ngắn hạn; thúc đẩy quá trình phục hồi, tái tạo nguồn lợi tự nhiên trong dài hạn đối với vùng biển Cù Lao Chàm, qua đó, giảm áp lực lên các hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực.

Dự án đã giúp BQL Khu BTB Cù Lao Chàm thực hiện được những nghiên cứu, khảo sát chuyên sâu hơn về vùng biển Cù Lao Chàm, hỗ trợ đắc lực những thông tin khoa học cho công tác phân vùng và quản lý Khu BTB. Trong phạm vi của dự án, 13 cán bộ của BQL Khu BTB Cù Lao Chàm đã được đào tạo về quản lý nguồn lợi thủy sản; kỹ thuật xây dựng mô hình rạn nhân tạo; khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên trên mô hình rạn nhân tạo; sử dụng thiết thị nghiên cứu biển…

Qua triển khai dự án, nhiều trang thiết bị nghiên cứu biển như máy quét tầng đáy Sonar, máy quét cầm tay Lowrance, máy đo sâu hồi âm Hypack, thiết bị lặn sâu, máy chụp ảnh dưới nước, máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu… đã được FIRA tài trợ giúp Khu BTB Cù Lao Chàm thực hiện được những nghiên cứu, khảo sát chuyên sâu vùng biển.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, Trưởng BQL Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An đánh giá, mặc dù dự án thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến việc đi lại, trao đổi giữa Việt Nam - Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự phối hợp chặt chẽ, đến thời điểm này tất cả hoạt động của dự án đã hoàn thành tốt đẹp, nguồn lợi hải sản tại vùng biển Cù Lao Chàm được phục hồi, đáp ứng được kỳ vọng của các bên, nhất là cộng đồng địa phương.

Bà Lee Kyung Seon, Giám đốc Dự án quốc tế FIRA đánh giá cao những kết quả ban đầu mà dự án mang lại, đồng thời hy vọng dự án sẽ mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho ngư dân, mà cả phát triển du lịch tại đảo Cù Lao Chàm. “Vấn đề chúng tôi quan tâm là làm sao để cho cả cộng đồng cùng hưởng lợi. Vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục viện trợ giai đoạn 2 cho Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và dự án cho xã Tam Tiến (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Hiện tại chúng tôi đã gửi đề xuất dự án lên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, nếu được chấp thuận thì dự án sẽ thực hiện vào năm 2024 này”, bà Lee Kyung Seon thông tin thêm.

THU HOÀI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top