Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ứng dụng Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch: Xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh

Thứ Tư 02/11/2022 | 09:01 GMT+7

VHO- Vai trò của phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch là động lực quan trọng, gắn liền với nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đặc biệt, đối với lĩnh vực du lịch, vai trò này lại càng quan trọng để phát triển du lịch thông minh, bền vững.

 Chuyển đổi số để xây dựng sản phẩm du lịch số, du lịch thông minh Ảnh: MINH QUÂN

 Động lực quan trọng gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước

Dự thảo “Chiến lược phát triển Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2030” do Vụ KHCNMT chủ trì xây dựng nêu quan điểm: Phấn đấu đến năm 2030, hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực, góp phần quan trọng trong phát triển toàn diện ngành văn hóa, thể thao và du lịch gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước, tạo điều kiện sáng tạo, nâng cao năng suất lao động dựa vào hoạt động ứng dụng công nghệ; gắn nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ các mục tiêu chung của Chiến lược quốc gia về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 và các chiến lược phát triển của ngành văn hoá, thể thao và du lịch.

Dự thảo Chiến lược cũng đưa ra các định hướng nghiên cứu khoa học; định hướng ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Góp ý cho Chiến lược về những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động xây dựng và áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho nhóm đối tượng du lịch và các dịch vụ liên quan, bà Nguyễn Hà Giang (Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch) cho biết: “Tại Việt Nam, nhóm Tiêu chuẩn du lịch và các dịch vụ liên quan đã được thành lập, căn cứ theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Trong thời gian từ năm 2009-2021 đã công bố 17 TCVN và hiện đang trong quá trình xây dựng 4 tiêu chuẩn. Trong đó, có 15 tiêu chuẩn liên quan đến cơ sở lưu trú du lịch, hệ thống quản lý sự kiện bền vững, du lịch mạo hiểm, bãi tắm biển và 2 tiêu chuẩn liên quan đến du lịch cộng đồng và du lịch công nghiệp”.

Trong số này, 5 tiêu chuẩn tương đương hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/TC 228, còn lại là xây dựng mới trên cơ sở tham khảo, kế thừa tài liệu của các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới, các tiêu chuẩn của tổ chức ISO và tài liệu của tổ chức ASEAN. Hầu hết các tiêu chuẩn đã được áp dụng hiệu quả trong thực tế, trở thành công cụ hữu ích cho tất cả các bên tham gia lĩnh vực du lịch, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Đến nay, cả nước có tổng số 38.000 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 780.000 buồng, đã áp dụng tiêu chuẩn chiếm 52% về cơ sở và 62% về số buồng, trong đó TCVN 4391:2015 Khách sạn - xếp hạng được sử dụng nhiều nhất.

Hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cũng được đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, nhằm theo kịp các chuyển đổi mạnh mẽ trong quản lý kinh tế, xã hội của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm chủ lực

Dự thảo “Chiến lược Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2030” đặt ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu giai đoạn từ 2023 - 2030 đề xuất đưa vào thực hiện mỗi năm từ 2 đến 3 đề tài, dự án cấp Nhà nước, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ; số đề tài độc lập cấp Bộ tăng 10-25% mỗi năm so với năm 2022. Trong đó, 100% đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chương trình được ứng dụng và có tác động tích cực trong thực tiễn; tăng dần tỷ lệ các công trình khoa học được công bố quốc tế và có sáng chế đăng ký bảo hộ.

Hình thành sản phẩm chủ lực, dịch vụ về văn hóa, thể thao, du lịch trên nền tảng công nghệ, mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển ngành và hoạt động kinh tế - xã hội; phấn đấu đến năm 2025 có 3 sản phẩm, dịch vụ và đến năm 2030 có 10 sản phẩm, dịch vụ.

Công tác khoa học sẽ tập trung để nghiên cứu quản lý và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Nghiên cứu triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ (như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn...) trong dự báo phát triển du lịch; nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và phương pháp thống kê du lịch.

Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch quốc gia, đặc trưng theo vùng du lịch góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam và xây dựng thương hiệu du lịch mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, hạn chế sự trùng lặp về sản phẩm.

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch và các giải pháp ứng phó để thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực. Nghiên cứu phát triển kinh tế, du lịch trong mối quan hệ với bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, văn hóa truyền thống làng quê Việt và văn hóa các dân tộc ít người.

Việc định hướng ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần xây dựng sản phẩm du lịch số, du lịch thông minh. Công nghệ, phương tiện mới giúp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia. Công nghệ có khả năng hỗ trợ các cơ sở lưu trú du lịch tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và năng suất lao động. Ứng dụng công nghệ mới phục vụ công tác an ninh, bảo vệ và tăng tính tiện nghi trong cơ sở lưu trú du lịch. Hỗ trợ, nâng cao sự trải nghiệm cho khách du lịch tại các thành phố du lịch, di sản thế giới, di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Kết nối với các nền tảng công nghệ số về đặt phòng, khai báo lưu trú trực tuyến, chú trọng đến sản phẩm quản lý lưu trú đặc thù của vùng miền.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường đổi mới, đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch dựa trên động lực khoa học công nghệ. Đổi mới sáng tạo từ trong tư duy nghiên cứu, đề xuất nghiên cứu đón đầu, dự báo các xu hướng phát triển, các chủ đề nghiên cứu giải quyết vấn đề mới nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những nghiên cứu cơ bản cần gia tăng các nghiên cứu có tính ứng dụng, đặc biệt là những ứng dụng từ thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật như: Du lịch bền vững, du lịch xanh, ứng dụng số trong mô hình quản lý và kinh doanh du lịch; các giải pháp phát triển du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường và hội nhập khu vực và quốc tế…

Tăng cường hơn nữa liên kết, hợp tác giữa các Viện nghiên cứu với trường đại học, doanh nghiệp du lịch trong việc ứng dụng công nghệ, nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm chủ lực của ngành, có tính thực tiễn, ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội… 

 THUÝ HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top