Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Hồ sơ quan trọng nhất của dân tộc chính là văn hóa

Thứ Tư 02/11/2022 | 18:04 GMT+7

VHO - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đã nhấn mạnh như vậy tại chương trình giao lưu văn hóa “Lời chúc hòa bình”, diễn ra vào hôm nay 2.11, do Trường ĐH Văn Lang tổ chức tại TP.HCM. Sự kiện nhân kỉ niệm 27 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Đồng thời, chương trình là diễn đàn giao lưu chia sẻ của các nhà văn, nhà thơ về dịch thuật và giới thiệu văn học Việt Nam tới bạn đọc Mỹ. 

Biểu diễn âm nhạc dân tộc Việt Nam tại chương trình giao lưu

Chương trình còn có sự tham dự và chia sẻ của Giáo sư, nhà thơ Nguyễn Bá Chung – Viện William Joiner, ĐH Massachusetts; nhà thơ Nguyễn Duy – Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn hóa Văn Lang, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Văn hóa Nghệ thuật và Truyền thông Văn Lang. Đồng hành cùng chương trình là các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như nhà thơ Tô Nhuận Vỹ (đại diện các thi sĩ miền Trung); nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM),… Đại diện Trường ĐH Văn Lang tham dự sự kiện có PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng Nhà trường cùng hơn 1.200 sinh viên. 

Từ trái qua: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Nguyễn Bá Chung và nhà thơ Nguyễn Duy cùng chia sẻ tại diễn đàn

Ngày 11.7.1995, quan hệ ngoại giao giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và CHXHCN Việt Nam được tuyên bố thiết lập; nhưng từ trước đó cả chục năm, các hoạt động giao lưu văn hoá, văn học giữa các nhà văn cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam đã rất sôi nổi. Nhân dịp nhà thơ Nguyễn Bá Chung - chuyên gia của Viện William Joiner đặc trách quan hệ với Hội Nhà văn Việt Nam, về thăm quê và ra mắt Tuyển tập thơ của mình xuất bản tại Hà Nội, Trường ĐH Văn Lang tổ chức buổi giao lưu “Lời chúc Hòa Bình” với ông và nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, để cùng hồi ức về những hoạt động văn hóa, văn học của giới nhà văn, nhà thơ hai nước trong tiến trình bình thường hóa quan hệ hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ.

Mối quan hệ Việt – Mỹ xuyên suốt 2 thế kỷ là trang sử khó phai trong ký ức nhiều thế hệ người Việt và người Mỹ. Sau 27 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác toàn diện của nhau. Trong tiến trình bình thường hóa quan hệ hữu nghị giữa hai nước có sự đóng góp tích cực của các nhà văn, nhà thơ từ cả hai phía. Nhiều nhà thơ, nhà văn cựu chiến binh đã tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước. Với sự kết nối và tổ chức nhiều hoạt động văn đàn tích cực, Viện William Joiner (Đại học Massachusetts – Boston) đã phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động sáng tác, dịch thuật và giới thiệu các tác phẩm văn học nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, kêu gọi hòa bình đến công chúng yêu thơ văn của hai nước. 

Đông đảo sinh viên tham gia chương trình

Hoạt động giao lưu “Lời chúc hòa bình” nhằm nhìn lại chặng đường đã qua và giúp thế hệ trẻ, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ trẻ sẽ làm được nhiều việc tốt hơn dựa trên nền tảng mà thế hệ đi trước đã gây dựng. Tại chương trình, các nhà văn, nhà thơ trao đổi sâu về nghề nghiệp; tìm cách làm cho văn học và giao lưu văn hóa trở nên màu nhiệm hơn, có sức chinh phục mạnh mẽ hơn; đồng thời, giới thiệu đến bạn đọc Mỹ nền văn hóa Việt Nam, lịch sử tinh thần và các giá trị làm nên sức mạnh và phẩm giá Việt Nam. 

Trong thời đại hòa bình, văn thơ đổi mới để phản ánh sâu sắc hơn hiện thực của đất nước, nhưng vẫn gắn bó bền chặt với những giá trị nguồn cội của dân tộc. Văn thơ muôn đời vẫn là ngôn ngữ chung của nhân loại, cùng tụng ca hòa bình, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và thay đổi tích cực thế giới. 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Tại diễn đàn giao lưu, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều bày tỏ: “Năm tháng xa xưa, khi hai nước còn chưa quan hệ, các nhà chính trị không đến được Mỹ, các nhà ngoại giao cũng không làm gì được cả, nhưng chỉ có những nhà văn của hai nước, đã xé tất cả những hàng rào, những cách trở, những biên giới nào đó, họ đến Mỹ và đến Việt Nam. Chính họ là những người cất tiếng nói hòa bình đầu tiên, và không có gì tin cậy, tôi cho rằng hồ sơ quan trọng nhất của dân tộc chính là văn hóa, mà những người viết nên hồ sơ văn hóa đó là nhà văn, lực lượng văn nghệ sĩ. Các nhà văn của chúng ta đến Mỹ cũng chỉ cất một thứ tiếng thôi, đó là ngôn ngữ của hòa bình và sự xóa bỏ hận thù trong quá khứ”. Ông nhấn mạnh, văn học thực sự đã dựng lên cây cầu và xóa đi những biên giới của hận thù, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc với nhau. 

Cùng với chương trình giao lưu, các đại biểu và sinh viên còn được thưởng thức các tiết mục biểu diễn âm nhạc dân tộc đặc sắc do các nghệ sĩ, nghệ nhân trình diễn.

THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top