Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

“Thủ phủ” hoa Quảng Ngãi chuẩn bị cho cao điểm vụ Tết

Thứ Sáu 04/11/2022 | 16:08 GMT+7

VHO- Những ngày này, người dân “thủ phủ” vùng trồng hoa ở Quảng Ngãi đang bước vào cao điểm chăm sóc vụ hoa Tết Nguyên đán Qúy Mão 2023. Đây được xem là vụ mùa quan trọng nhất và cũng là thời điểm được háo hức chờ đón nhất đối với nông dân ở đây. 

Xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa được xem là "thủ phủ" trồng hoa Tết ở Quảng Ngãi

Làng hoa xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa là địa phương trồng hoa Tết lớn ở miền Trung, cung cấp hoa khắp các tỉnh, thành đặc biệt là hoa cúc. Năm nay, nhiều nhà vườn đã mạnh dạn tăng sản lượng, có vườn tăng gấp đôi. Một số người đầu tư lớn, trồng cả vài nghìn chậu. Nhà vườn xuống giống cúc từ trung tuần tháng 7 âm lịch. Trước đó thì tập trung trồng các loại rau màu khác, kết hợp với đúc chậu để chuẩn bị cho vụ hoa tết. Bây giờ đang là thời điểm thúc cho hoa lớn và chống sâu bệnh.
Gia đình ông Trần Quang Trung (55 tuổi) thôn Đồng Viên, xã Nghĩa Hiệp đang bước vào thời điểm bận rộn, vót các nan tre để cắm choáy (đỡ, và cố định các cây trong chậu hoa). Với số lượng khoảng 600 chậu mỗi năm, gia đình ông Trung không mong gì hơn ngoài việc “mưa thuận gió hòa”, cây sinh trưởng tốt để gia đình có cái Tết ấm cúng, trọn vẹn từ vụ hoa Tết. “Trồng hoa đầu tư lớn mà rủi ro cao vì phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Hiện tại, vườn cúc đang phát triển tốt. Từ giờ đến Tết còn khoảng 3 tháng nữa, nếu thời tiết ổn định như thế này thì hoa sẽ rất đẹp”, ông Trung bày tỏ.

Người trồng hoa chong đèn, chăm sóc cho cúc chuẩn bị Tết

Thời điểm này, người trồng hoa vừa chăm sóc, tưới tắm cẩn thận, vừa nhận đơn đặt hàng của thương lái. Mặc dù quay cuồng với công việc nhưng nông dân nơi đây vẫn đầy ắp niềm vui, tràn trề hy vọng có một vụ mùa bội thu, một cái Tết đủ đầy, sung túc. Ông Trần Đức Công (60 tuổi) thôn Đồng Viên, xã Nghĩa Hiệp cho biết: “Vườn hoa cúc pha lê này xuống giống đợt 20.7 âm lịch. Giờ đã đến thời điểm chong đèn, sử dụng ánh sáng, không cho cây “ngủ” nhằm kích thích tăng trưởng. Cây hoa sẽ liên tục nhận năng lượng từ ánh sáng và quang hợp, cao lớn hơn, thân thẳng, đặc biệt là nở đúng thời gian theo ý định người trồng”.
Thường thì thời điểm ông Công chong đèn từ 19 giờ đêm hôm trước, kéo dài đến 4 giờ sáng hôm sau. Khi cây được 40-60 ngày, tùy giống, thì sẽ ngắt chiếu sáng. Lúc này, cây đã sinh trưởng đủ chiều cao, bắt đầu hình thành nụ và cho hoa.
 “Năm ngoái trồng khoảng hơn 300 chậu thôi, năm nay tăng lên hơn 400 chậu. Giờ mọi thứ trở lại bình thường rồi nên hy vọng thị trường sẽ tiêu thụ mạnh. Thời tiết cũng khá thuận lợi, cây ít sâu bệnh. Chỉ có chút khó khăn là năm nay vật giá cao hơn, riêng phân bón tăng nhiều nhất, mỗi kg phân bón DAP (đạm, lân, phốt pho) đã tăng từ 29.000 đồng/kg từ đầu vụ lên 35.000 đồng”, ông Công chia sẻ.

Các nan tre được cố định trong chậu hoa để đỡ thân cây

Ông Lê Tuấn Đạo - Chủ tịch hội nông dân xã Nghĩa Hiệp chia sẻ, năm nay, dự kiến sức mua tăng nên nhiều nông dân mạnh dạn mở rộng sản xuất, sản lượng hoa vụ tết ở xã Nghĩa Hiệp dự kiến tăng 1,5 lần so với năm trước. “Có khoảng 1.000 hộ dân trong xã trồng hoa vụ tết với diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 500m2, tập trung chủ yếu ở 3 thôn: Thới Bình, Hải Môn, Đồng Viên. Giống chủ lực là hoa cúc, ngoài ra còn có một số hoa khác như vạn thọ, hồng, mào gà… Kinh tế từ cây hoa cao hơn so với các loại cây con khác. Đặc biệt, trồng hoa vụ tết rơi vào thời điểm nông nhàn, rất thích hợp để bà con nông dân chăm bón hoa và có thu nhập. Năm nay, bà con mong chờ thời tiết thuận lợi, thị trường ổn định để có cái tết đầm ấm, no đủ”, ông Đạo cho biết.

Sản lượng hoa vụ tết ở xã Nghĩa Hiệp dự kiến tăng 1,5 lần so với năm trước

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, thời điểm này người dân cần quan tâm chăm sóc, điều chỉnh chế độ ánh sáng, nước tưới, dinh dưỡng phù hợp để thời gian hoa nở đúng dịp Tết. Các nhà vườn nên định kỳ kiểm tra đồng ruộng, nhất là thời điểm thời tiết có sự biến đổi và thời điểm trước Tết để phát hiện sớm dịch hại.

NHƯ ĐỒNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top