Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hội thảo Văn hóa 2022: Bàn về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

Thứ Hai 07/11/2022 | 21:18 GMT+7

VHO - Chiều 7.11, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội thảo Văn hóa 2022 để cho ý kiến về công tác chuẩn bị và một số nội dung quan trọng của Hội thảo dự kiến diễn ra ngày 10.12 tới đây tại tỉnh Bắc Ninh. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc họp

Tham dự  cuộc  họp  có  Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương  Nguyễn Trọng Nghĩa; các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cùng các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức Hội thảo.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn- Trưởng Ban chỉ đạo Hội thảo cho biết, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhất là kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí chủ trương tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2022 với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa". Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc  hội  chủ trì, phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ VHTTDL và tỉnh Bắc Ninh tổ chức.

Chủ nhiệm Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh - Trưởng ban Tổ chức Hội thảo Văn hóa 2022 báo cáo tình hình chuẩn bị Hội thảo

Hội thảo lần này với mục tiêu đưa ra giải pháp thể chế hóa kịp thời đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi, phù hợp đặc thù của hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong bối cảnh mới.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trong thời gian vừa qua, cả hệ thống chính trị đã tích cực triển khai Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc  năm 2021, đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, một trong những điểm nghẽn lớn nhất trong triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về văn hóa mà Tổng Bí thư đã chỉ ra là "việc thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối văn hoá của Đảng còn thiếu đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả", văn hóa chưa được quan tâm một cách đầy đủ, tương xứng với kinh tế và chính trị; đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao… Vì vậy, Hội thảo lần này với mong muốn tìm ra được giải pháp để thể chế hoá kịp thời đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của hoạt động văn hoá, nghệ thuật trong bối cảnh mới; phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hoá.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông phát biểu

Báo cáo tóm tắt tình hình công tác chuẩn bị cho Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh - Trưởng ban Tổ chức Hội thảo cho biết, Chủ đề Hội thảo “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”; gồm các vấn đề chính Hội thảo tập trung làm rõ: cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để xây dựng, ban hành thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa; thể chế, chính sách cho phát triển văn hóa; nguồn lực cho phát triển văn hóa.

Ban Tổ chức đã xây dựng danh mục đặt bài báo cáo, tham luận Hội thảo; tiến hành 3 đợt đặt bài tham luận, gồm tổng số 102 bài; đến nay, Ban Tổ chức đã nhận được 61 bài báo cáo, tham luận. Ban Tổ chức Hội thảo đã chỉ đạo Tiểu ban Nội dung họp, tổ chức biên tập, thẩm định bài tham luận để xây dựng Bộ tài liệu Hội thảo và bản Tổng hợp kiến nghị, đề xuất; đề xuất các bài tham luận có chất lượng tốt đưa vào trình bày tại Hội thảo.

Đánh giá cao tiến độ công tác chuẩn bị hội thảo khẩn trương, kỹ lưỡng của Ban Tổ chức, các đại biểu cũng tập trung thảo luận, góp ý về công tác chuẩn bị nội dung của Hội thảo, phương án truyền thông Hội thảo, công tác hậu cần, các điều kiện bảo đảm cho Hội thảo, các nội dung trọng tâm trong thời gian tới…

Các đại biểu nhấn mạnh, Hội thảo này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm thể chế hoá kịp thời đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam; việc tổ chức thành công hội thảo sẽ một lần nữa khẳng định cách tiếp cận mới của Quốc hội trong công tác văn hóa.

Toàn cảnh Hội thảo

Mục tiêu đặt ra với hội thảo là tìm ra những giải pháp cho những vấn đề còn vướng, còn khó trong phát triển văn hóa, trả lời được những câu hỏi mà Trung ương, Tổng Bí thư Đảng, Hội nghị Trung ương 6 và Kỳ họp Quốc hội lần này đặt ra là làm sao quan tâm, đầu tư cho văn hóa nhiều hơn, để văn hóa phát triển tương xứng với phát triển kinh tế-xã hội.

Cơ bản nhất trí với dự kiến chương trình Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường Trực Quốc đề nghị, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cần tiếp tục làm việc các cơ quan đồng chủ trì, phối hợp, các chuyên gia để hoàn thiện chương trình và kịch bản chi tiết. Về công tác hậu cần, đề nghị Văn phòng Quốc hội chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan, nhất là tỉnh Bắc Ninh để bảo đảm chu đáo, tốt nhất cho Hội thảo.

Nhấn mạnh Hội thảo Văn hóa 2022 được sự chỉ đạo rất sát sao của các thành viên Ban Chỉ đạo đạo, trong đó có nhiều đồng chí lãnh đạo có kinh nghiệm lý luận, thực tiễn rất sâu sắc; cũng như sự tham gia của các cơ quan có trách nhiệm cao nhất trong tham mưu, hoạch định chính sách cũng như trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên lĩnh vực văn hóa, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Văn phòng Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, nhất là tỉnh Bắc Ninh để bảo đảm chu đáo, tốt nhất cho Hội thảo. Nếu có vấn đề phát sinh, kịp thời trao đổi với Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và lãnh đạo Quốc hội để xem xét, quyết định.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông và đề nghị Ban Tổ chức chỉ đạo Tiểu ban Truyền thông xây dựng các sản phẩm truyền thông cụ thể, tập trung tuyên truyền hiệu quả rõ nét mục đích, ý nghĩa, các thông điệp của Hội thảo trong thời gian trước, trong và sau Hội thảo.

THANH HÙNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top