Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nghệ sĩ quốc tế thích thú với những bối cảnh quay phim là các di tích, di sản văn hóa của Hà Nội

Thứ Ba 08/11/2022 | 11:46 GMT+7

VHO- Khai mạc sáng 8.11 tại Khách sạn Deawoo (Hà Nội), triển lãm Bối cảnh quay phim là các di tích, di sản văn hóa của Hà Nội trong khuôn khổ LHP quốc tế Hà Nội lần VI (HANIFF VI) đã mang đến nhiều cảm xúc thú vị với người xem, với công chúng yêu mến điện ảnh trong nước và quốc tế.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông, Trưởng BCĐ LHP và các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

Phát biểu khai mạc triển lãm, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông, Trưởng BCĐ LHP cho biết, LHP quốc tế Hà Nội đã và đang thực sự trở thành một ngày hội của những người làm điện ảnh cũng như khán giả yêu điện ảnh nước nhà. Hà Nội không những giữ vị thế trung tâm kinh tế trọng điểm trong cả nước, mà còn là nơi khởi nguồn và hòa hợp nhiều giá trị tinh hoa trong nước và quốc tế. LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VI với chủ đề “Điện ảnh - Nhân văn, Thích ứng và Phát triển” là cầu nối quan trọng để đất nước hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông phát biểu khai mạc triển lãm

Thứ trưởng cho biết, trong khuôn khổ các sự kiện của LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ VI bên cạnh các hoạt động như: Hội thảo về điện ảnh, trao giải cho các tác phẩm điện ảnh xuất sắc, có giá trị nghệ thuật cao; hoạt động chiếu phim, giao lưu với các ngôi sao điện ảnh thì Triển lãm “Bối cảnh quay phim là các di tích, di sản văn hóa của Hà Nội” là một trong những hoạt động quan trọng và có ý nghĩa thông qua việc trưng bày hơn 200 hình ảnh là bối cảnh quay của các nhà làm phim trong và ngoài nước với các di tích, di sản văn hóa tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông và các đại biểu xem những hình ảnh về bối cảnh quay phim tại triển lãm

 “Các hình ảnh phản ánh chân thực, sinh động từ ngõ nhỏ đến những con phố lớn, từ những địa danh lịch sử đến vẻ đẹp con người, những giá trị văn hóa, tinh thần rất đặc trưng của Hà Nội. Triển lãm góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam an toàn, thân thiện, hiền hòa, mến khách, hội nhập và phát triển thông qua hình ảnh Thủ đô Hà Nội - từ thành phố vì hoà bình đến thành phố sáng tạo của UNESCO về lĩnh vực thiết kế sáng tạo, từ đó định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật gắn với tầm nhìn phát triển văn hoá xã hội bền vững...”, Thứ trưởng cho biết.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông và các đại biểu tham quan triển lãm

Với nội dung phong phú, được trưng bày trong một không gian đẹp, trang trọng, Ban Tổ chức LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ VI mong muốn giới thiệu đến đông đảo khán giả về thủ đô Hà Nội từ những thập niên 60, 70 với vẻ đẹp bình dị, cổ kính rồi chuyển mình sang thời kỳ đổi mới, hội nhập và đến nay Hà Nội càng trở nên văn minh, thanh lịch và hiện đại.

Những hình ảnh về một Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính, bình dị nhưng vẫn kiên cường, bất khuất trong các thước phim tài liệu, phim truyện của thập kỷ 60, 70 hay một Hà Nội văn minh, thanh lịch, ngày càng phát triển trong những tác phẩm điện ảnh đã mang đến nhiều cảm xúc cho công chúng. Nhiều nghệ sĩ, giám khảo quốc tế bày tỏ, Hà Nội với chiều sâu văn hóa thực sự đã mang đến những bối cảnh tuyệt vời, có một không hai cho các bộ phim điện ảnh.

Ông Max Tessier, thành viên BGK Giải thưởng NETPAC (Mạng lưới khuyến khích điện ảnh Châu Á) bày tỏ cảm xúc thú vị khi xem những bối cảnh phim là di sản văn hóa Hà Nội

Nhà phê bình, nhà sử học phim người Pháp, ông Max Tessier, thành viên BGK Giải thưởng NETPAC (Mạng lưới khuyến khích điện ảnh Châu Á) bày tỏ, ông cảm thấy rất cuốn hút với những hình ảnh đẹp, có chiều sâu của Hà Nội. “Thực sự đó là những bối cảnh rất tuyệt vời dành cho những bộ phim tài liệu, phim truyện điện ảnh. Trong những ngày ở Hà Nội, ngoài thời gian xem phim, tôi cũng sẽ có cơ hội được trải nghiệm, tham quan một số di tích, danh thắng ở đây theo lịch trình bố trí của BTC HANIFF. Tôi rất mong chờ những khoảnh khắc đó”, ông Max Tessier cho biết.

Triển lãm bao gồm hai chủ đề chính: Giới thiệu hình ảnh trong các phim có bối cảnh là di tích, di sản văn hóa của Hà NộiNhững hình ảnh đặc sắc về Hà Nội qua góc nhìn của các nghệ sĩ yêu mến Hà Nội. Với hơn 200 hình ảnh đặc sắc được thể hiện qua 17 pano, triển lãm trưng bày bối cảnh quay trong các tác phẩm điện ảnh của các nhà làm phim trong nước và quốc tế, cùng  những bức ảnh đẹp về một số di tích, di sản văn hóa tại Hà Nội.

Khoảng 150 hình ảnh trích từ 29 bộ phim truyện, phim tài liệu sẽ được trình bày theo thứ tự năm sản xuất phim thuộc chủ đề 1. Ở chủ đề 2 sẽ giới thiệu từ 40 đến 50 hình ảnh độc lập là những bức ảnh nghệ thuật do các nghệ sĩ: Nhà quay phim Phạm Thanh Hà, Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo, Nhiếp ảnh gia Hoàng Hữu Khánh…thực hiện.Từ triển lãm, khán giả sẽ thấy được một Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính, bình dị nhưng vẫn kiên cường, bất khuất trong các thước phim tài liệu, phim truyện của thập kỷ 60, 70 hay một Hà Nội văn minh, thanh lịch, ngày càng phát triển trong những tác phẩm điện ảnh thời kỳ đổi mới và hội nhập từ thập kỷ 80 đến nay. Những bức ảnh nghệ thuật về các di tích, di sản sẽ được sắp đặt theo dòng chảy đan xen và kết nối, đưa khán giả khám phá những vẻ đẹp rất riêng, những khoảnh khắc yên bình của một thành phố ngàn năm văn hiến.

Khán giả được  chiêm ngưỡng các di tích, danh thắng của Thủ đô trong những bộ phim có trích hình ảnh trong triển lãm như Em bé Hà Nội (1974), Sao Tháng Tám (1976), Hà Nội mùa chim làm tổ (1981), Điện Biên Phủ (1992), Mùa ổi (2000), Hà Nội 12 ngày đêm (2002), Hà Nội Hà Nội (2006), Hoa nhài (2022).

Phim tài liệu có Tiếp quản Thủ đô (1954), Phong cảnh Hà Nội (1958), Hà Nội tháng 5 (1967), Một ngày Hà Nội (1967), Xuân nào vui hơn (1976), Mùa xuân thống nhất (1976), Bài ca dâng Bác (1978), Hoa Tết Hà Nội (1980), Hà Nội trong mắt ai (1983), Năm tháng và những tầng cao (1984), Kỷ niệm 30 năm giải phòng Thủ đô (1984), Khép lại quá khứ vì tương lai (1994), Phố cổ Hà Nội (1994), Việt Nam trên đường đổi mới (1995), Ngoại ô (1999), Chốn quê (2001), Tâm tình của gốm (2007), Những người kể chuyện phố cổ Hà Nội (2020), Tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam (2021).

PHƯƠNG ANH, ảnh: TRẦN HUẤN

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top