Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Khi bối cảnh điện ảnh tạo “trend”

Thứ Năm 10/11/2022 | 13:38 GMT+7

VHO-  Hoạt động thu hút sự chú ý trong khuôn khổ LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VI là hội thảo “Điện ảnh – Kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa”, diễn ra ngày 10.11. Nhiều ý kiến tâm huyết của đại diện các cơ quan quản lý văn hóa, nghệ sĩ, người hoạt động điện ảnh trong nước và quốc tế được chia sẻ tại hội thảo.

Hội thảo “Điện ảnh – Kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa”

Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định, đây là diễn đàn để các nhà hoạt động điện ảnh, nghệ sĩ tham gia LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VI chia sẻ những kinh nghiệm trong việc kết nối và lan tỏa những giá trị văn hóa của mỗi quốc gia thông qua các tác phẩm điện ảnh; khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa của mỗi quốc gia nói chung và văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói riêng đến với khán giả trong nước và nước ngoài.

Hội thảo là diễn đàn để các nhà hoạt động điện ảnh, nghệ sĩ tham gia LHP quốc tế Hà Nội VI chia sẻ những kinh nghiệm trong việc kết nối và lan tỏa những giá trị văn hóa của mỗi quốc gia thông qua các tác phẩm điện ảnh; khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa của mỗi quốc gia nói chung và văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói riêng đến với khán giả trong nước và nước ngoài.

PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam

Đặc biệt, Hội thảo sẽ giới thiệu tiềm năng về việc cung cấp các dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong đó nhấn mạnh đến các chính sách khuyến khích đoàn làm phim trong nước và quốc tế đến Việt Nam thực hiện sản xuất phim đã được quy định tại Điều 13, Điều 41 của Luật Điện ảnh vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2023. Đây là một trong những điểm mới của Luật Điện ảnh sửa đổi.

Hội thảo đề cập đến các chủ đề: Vai trò kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa - du lịch qua các tác phẩm điện ảnh; Chủ trương, chính sách nhằm thu hút các đoàn làm phim của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới; Bối cảnh quay phim tại Việt Nam - Tiềm năng từ các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh; Lợi thế cạnh tranh của thị trường điện ảnh Việt Nam trong việc thu hút các nhà làm phim nước ngoài.

Toàn cảnh hội thảo

Nhấn mạnh ảnh hưởng của thời trang, ẩm thực, phong cách từ các bộ phim Hàn Quốc, Trung Quốc… đối với công chúng Việt Nam và thế giới, PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam khẳng định, phim ảnh hấp dẫn sẽ lôi kéo, dẫn dắt công nghiệp thời trang và du lịch; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. Vì vậy, điện ảnh Việt nên học hỏi các quốc gia có nền điện ảnh phát triển, đưa những nét văn hóa đặc sắc, hiện đại vào các bộ phim để lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống cũng như hiện đại của đất nước.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT Thừa Thiên Huế giới thiệu về những bối quay phim đã trở thành điểm đến hấp dẫn ở Cố đô Huế

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT Thừa Thiên Huế thừa nhận, Huế đã triển khai rất nhiều hoạt động quảng bá nhưng so với ngôn ngữ điện ảnh thì vẫn “không ăn thua”. Ông nói, điện ảnh lan tỏa giá trị văn hóa, di sản rất lớn, hơn tất cả các phương thức truyền tải khác. Điện ảnh là phương tiện quảng bá hữu hiệu. Các địa điểm xuất hiện trong một bộ phim điện ảnh nổi tiếng đều tạo trend và những cơn sốt: Ví dụ, sau khi phim Mắt biếc được chiếu, Huế có café Mắt biếc, có cây ngô đồng trở thành điểm checkin nổi tiếng khi đến Huế. Bối cảnh tại Huế có không gian uy nghi, trầm mặc, thơ mộng, lãng mạn hấp dẫn và thu hút người xem, khiến người xem tìm về với cảnh vật, thiên nhiên, con người Huế. 

Ông Phan Thanh Hải cho biết, Huế đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim nổi tiếng như Đông Dương, Cô gái trên sông, Mắt biếc, Gái già lắm chiêu… Trong thời gian ông công tác ở Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, mỗi năm đón 30-40 đoàn làm phim, Trung tâm đều miễn vé cho các đoàn làm phim vào làm tại các di tích cố đô. “Huế xác định điện ảnh là nền công nghiệp văn hóa chủ lực của địa phương. Vì vậy, chính sách của địa phương là tạo mọi điều kiện cho các nhà làm phim đến Huế, xây dựng phim trường lớn. Những đoàn làm phim đến Huế làm bối cảnh cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi. Huế cũng phát triển du lịch MICE. Có cơ sở vật chất rất tốt phục vụ cho du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện. Chúng tôi cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người đến Huế”- ông Phan Thanh Hải chia sẻ.

Nhà văn Đỗ Bích Thúy (biên kịch phim Chuyện của Pao)

Nhà văn Đỗ Bích Thúy (biên kịch phim Chuyện của Pao) cho biết:  Chuyện của Pao có tác động sâu sắc đến đồng bào Mông ở Hà Giang. Sau khi phim đoạt giải Cánh diều vàng 2005, ngay lập tức, bối cảnh chính của phim trở thành điểm du lịch không thể bỏ của của mỗi người khi đến vùng cực Bắc của tổ quốc, đến cao nguyên đá. Và bối cảnh phim đã trở thành điểm du lịch đó là Nhà của Pao. Cũng từ đó, đồng bào dân tộc nhận thức một cách sâu sắc rằng, thời trang của dân tộc mình, nhà của mình… được người dân tộc khác yêu mến như thế nào. Họ thức dậy lòng tự hào và từ đó khôi phục lại những điều đã mất, gìn giữ những điều đang có.

Ngôi nhà bối cảnh trong Chuyện của Pao

Ở góc độ của người làm phim, nhà văn, nhà biên kịch Đỗ Bích Thúy nhận định quảng bá văn hóa qua các tác phẩm điện ảnh là cách quảng bá nhanh nhất, hiệu quả nhất, tác động mạnh mẽ nhất và ngay lập tức tới số đông công chúng. Với tư cách là tác giả văn học, biên kịch bộ phim “Chuyện của Pao”, nhà văn Đỗ Bích Thúy cho biết, khi phim được chiếu rộng rãi, vùng đất Hà Giang đã được nhiều người biết đến hơn, ngôi nhà là bối cảnh phim trở thành địa điểm dừng chân không thể thiếu trên cung đường du khách đến khám phá Hà Giang. Đối với người dân bản địa, bộ phim cũng giúp họ nhận ra giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà họ nắm giữ và càng tự hào, càng có ý thức gìn giữ, bảo tồn văn hóa hơn. Điều này cũng có thể gặp ở nhiều địa phương được chọn là bối cảnh của những bộ phim nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Bối cảnh nổi tiếng trong phim Mắt biếc đã tạo thành điểm đến ở Huế

“Nếu chúng ta làm những bộ phim đặc sắc, tôn vinh những vẻ đẹp nhất của dân tộc thì chúng ta không chỉ quảng bá văn hóa, mà những bộ phim đó còn tác động đến nhận thức của dân tộc rất lớn, họ trỗi dậy tự hào về dân tộc mình, không còn mặc cảm nữa. Không chỉ quảng bá ra ngoài còn tác động từ bên trong tình cảm của người Mông. Để làm được những bộ phim như thế ở các vùng dân tộc thiểu số thì những nhà làm phim phải thật sự dũng cảm và có tình yêu lớn với văn hóa, với con người dân tộc thiểu số, miền núi vì chí phí và khó khăn quá lớn”, nhà văn Đỗ Bích Thúy cho hay.

Bối cảnh phim "Kiều" của đạo diễn, nhà sản xuất Mai Thu Huyền

Đạo diễn, diễn viên Mai Thu Huyền, nhà sản xuất phim Kiều chia sẻ: "Với vai trò nhà làm phim, chúng tôi luôn trăn trở đi tìm những bối cảnh quay phim để có thể thể hiện được nội dung phm cũng như quảng bá được những giá trị văn hóa, cảnh quan của đất nước mình. Kiều, Lạc giới, Giấc mơ Mỹ… luôn chú trọng quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam. Đi đến đâu, từ Huế đến Cao Bằng chúng tôi cũng đều được tạo mọi điều kiện thuận lợi để có được những cảnh quay đẹp nhất và bởi vậy, khi công chiếu, mỗi bộ phim trở thành một "sứ giả" để thu hút khán giả, đặc biệt là khách quốc tế háo hức với cảnh đẹp của Việt Nam, rất muốn đến Việt Nam".

Hội thảo cũng giới thiệu tiềm năng về việc cung cấp các dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, trong đó nhấn mạnh đến các chính sách khuyến khích đoàn làm phim trong nước và quốc tế đến Việt Nam thực hiện sản xuất phim theo Luật Điện ảnh mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2023. Nhiều ý kiến tâm huyết mong muốn sự kết nối, hợp tác của các địa phương, cơ quan quản lý, hội nghề nghiệp để tạo điều kiện cho các đơn vị, nhà làm phim khảo sát, khám phá và làm phim thuận lợi…

BẢO ANH; ảnh: KHIẾU MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top