Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Lần đầu tiên bệnh béo phì được Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị

Thứ Năm 17/11/2022 | 22:43 GMT+7

VHO – Mặc dù bệnh béo phì đã được cảnh báo từ lâu nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị bệnh béo phì.

Điều này đã được khắc phục sau khi Bộ Y tế lần đầu tiên ban hành Hướng dẫn riêng về chẩn đoán, điều trị bệnh béo phì, với sự tham gia về chuyên môn của GS.TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam.

PGS.TS Trần Hữu Dàng phát biểu tại buổi tập huấn

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành theo Quyết định số 2892/QĐ-BYT ngày 22.10.2022 được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước. Quyết định số 2892 cũng bãi bỏ bài bệnh béo phì trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa” được ban hành tại Quyết định số 3879/QĐ-BYT năm 2014. Ngày 17.11, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức tập huấn triển khai Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì với sự tham gia của hơn 500 bác sĩ tham gia trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu thuộc các bệnh viện ở 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố. 

Phát biểu tại buổi tập huấn, PGS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội  cho biết, béo phì là bệnh ai cũng biết nhưng chưa được quan tâm đầy đủ. Bệnh béo phì xảy ra trên toàn cầu, và ảnh hưởng tới sức khỏe như gây ra các bệnh rối loạn mỡ máu, đục thủy tinh thể, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, hội chứng buồng trứng đa nang, ngưng thở khi ngủ... Qua các kênh truyền thông, chúng ta thấy quảng cáo rất nhiều giải pháp giảm cân tuy nhiên cũng dẫn đến rất nhiều tai biến không đáng, có thậm chí tử vong từ việc dùng thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc, hoặc một số sản phẩm không rõ cơ chế, thành phần làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. 

“Trước đây, bệnh béo phì được đề cập trong “Hướng dẫn chẩn đoán bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, sau 8 năm đã có nhiều thay đổi về diễn biến, cơ chế bệnh và những tiến bộ trong chẩn đoán điều trị  bệnh béo phì. Do đó, Hướng dẫn được xây dựng dựa trên các tài liệu trong nước và quốc tế, tập trung vào thực hành lâm sàng chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì, rất hữu ích cho các thầy thuốc đa khoa, chuyên khoa trong hành nghề khám, chữa bệnh hàng ngày. Mục tiêu chính của Hướng dẫn là đưa ra các phương pháp chẩn đoán và điều trị béo phì để phát hiện, can thiệp sớm. Hôm nay chúng ta mới làm là quá chậm và tình hình thừa cân béo phì đang lặng lẽ đến với người dân”, Chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường nhấn mạnh.

Phân độ béo phì theo WHO dành cho người châu Á

Béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association) công nhận là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải quản lý và điều trị lâu dài. Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì, béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa hoặc bất thường, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ở nhiều nước trên thế giới, tình trạng béo phì ngày càng gia tăng, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây. Bệnh béo phì có sự thay đổi theo giới, tuổi, tình trạng kinh tế, xã hội, yếu tố chủng tộc. Tỷ lệ béo phì gia tăng nhanh tại Việt Nam, từ 2,6% năm 2010 lên đến 3,6% năm 2014 tương đương với tốc độ tăng là 38%. Một thống kê tại Việt Nam 2021 cho kết quả tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm 18% tổng số người thừa cân, béo phì trên toàn quốc. Rất đáng lưu ý là tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường 5-19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

Các nội dung chính của Hướng dẫn gồm nguyên nhân gây nên bệnh béo phì: di truyền, nội tiết, mô bệnh học, dinh dưỡng, thuốc và nguyên nhân khác như lối sống tĩnh tại, hút thuốc lá khi mang thai; Chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa theo chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng bụng, áp dụng phân độ béo phì theo WHO dành cho người Châu Á … Những biện pháp dự phòng, điều trị thừa cân, béo phì và duy trì thực hiện việc kiểm soát cân nặng lâu dài có thể cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm biến chứng cho người bệnh.

Q.HOA

Print
Tags: Y tế

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top