Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nỗi nhớ nghề!

Thứ Hai 21/11/2022 | 09:36 GMT+7

VHO- Đại dịch Covid-19 đã “xóa sổ” không ít trường mầm non ngoài công lập. Nhiều người đã từng làm việc trong các trường mầm non tư thục, nhóm trẻ độc lập đã phải chuyển sang nghề khác để mưu sinh, nhưng đến dịp 20.11 này, họ không khỏi chạnh lòng bởi nỗi nhớ nghề vẫn luôn day dứt.

 Dù chuyển sang nghề khác để mưu sinh, nhưng đến dịp 20.11 này, nhiều giáo viên mầm non ngoài công lập không khỏi chạnh lòng bởi nỗi nhớ nghề vẫn luôn day dứt

Nhớ lại thời kỳ “đỉnh cao” với 2 trường mầm non tư thục và 3 nhóm lớp mầm non độc lập trong tay, chị Nguyễn Thị Hương (Hà Nội) lại không khỏi bùi ngùi. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng mẫu giáo Trung ương, sau hơn chục năm đi dạy tại trường công lập, năm 2012, chị Hương bắt đầu gây dựng cơ sở mầm non tư thục đầu tiên. Học phí ở mức trung bình và luôn quan tâm, chăm sóc các bé chu đáo, nên chỉ sau vài năm, trường mầm non của chị đã chiêu sinh được hơn trăm học sinh. Sau 8 năm miệt mài gây dựng, chị đã có cơ ngơi vài trăm học sinh mỗi năm. Dù bận rộn, vất vả, nhưng nhìn thấy các cơ sở của mình ngày càng đông cha mẹ tin tưởng gửi gắm con cái, thu nhập khá cao và quan trọng là được làm nghề mình yêu thích, chị rất phấn khởi.

Nào ngờ đại dịch Covid-19 xuất hiện và kéo dài gần 3 năm khiến các cơ sở mầm non của chị đi vào đường cùng, kiệt quệ cả nhân lực lẫn vật lực. Đến cuối năm 2021, không trụ được nữa, chị phải chuyển sang bán hàng online. Cùng thời điểm, doanh nghiệp kinh doanh vận tải của ông xã cũng giải thể vì làm ăn thua lỗ, nên ước mơ gây dựng lại các cơ sở mầm non của chị Hương càng trở nên xa vời. “Tôi vẫn tha thiết nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các thiên thần bé nhỏ. Nhớ nhất là vào những dịp 20.11 trước đây, cơ sở mầm non nào của tôi cũng chăng đèn kết hoa rực rỡ, các bé ríu rít với các hoạt động biểu diễn văn nghệ, vẽ tranh, làm bánh”.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, dịch bệnh Covid-19 thời gian qua đã gây thiệt hại, khó khăn lớn cho các cơ sở giáo dục mầm non độc lập, hoạt động không ổn định. Trong những năm qua, quy mô, mạng lưới trường lớp cấp học mầm non đã không ngừng phát triển, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non độc lập còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc. Đa số nhóm trẻ có quy mô nhỏ dưới 7 trẻ vẫn tổ chức và hoạt động tự phát, nằm rải rác trong các khu dân cư, rất khó quản lý và chưa được quan tâm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, nhất là trong thời điểm diễn ra dịch Covid-19.

Đại diện Hiệp hội Giáo dục Mầm non ngoài công lập Việt Nam cho rằng, các địa phương cần tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nhất là những cơ sở có quy mô nhỏ có điều kiện để hoạt động một cách tốt nhất. Trong đó, cần phải có các chương trình để quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Còn theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh, các ban, ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ để nâng cao chất lượng của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non. UBND phường, xã nơi có các cơ sở giáo dục mầm non độc lập cần nêu cao vai trò trách nhiệm của mình; quan tâm bồi dưỡng năng lực cho cán bộ được phân công theo dõi, quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn. Bên cạnh đó, các địa phương cần bám sát các chính sách của Chính phủ, tham mưu UBND tỉnh, thành phố ban hành các chính sách địa phương để hỗ trợ, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của hệ thống cơ sở giáo dục mầm non độc lập. 

 HOÀNG HƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top