Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Chia sẻ giải pháp ứng phó khủng hoảng Covid-19 đối với ngành Du lịch

Thứ Bảy 26/11/2022 | 22:32 GMT+7

VHO – Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp ứng phó khủng hoảng Covid-19” diễn ra ngày 26.11 tại thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) đưa ra nhiều ý kiến, tham luận về tác động của Covid-19 với ngành Du lịch và những kinh nghiệm, giải pháp ứng phó khủng hoảng do đại dịch.


Toàn cảnh Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp ứng phó khủng hoảng Covid-19

Hội thảo do Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức. Bên cạnh những ý kiến, tham luận, hội thảo đề xuất các phương án giúp doanh nghiệp tìm kiếm hướng đi mới trong trong việc phát triển thị trường.

Theo báo cáo của Sở LĐ,TB&XH tỉnh Quảng Nam, có thời điểm hơn 90% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, hơn 14.000 lao động (chiếm tỷ lệ gần 80% lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch) bị ngừng việc, làm việc không đủ thời gian hoặc bị mất việc làm. Riêng ở Hội An có khoảng 30.000 lao động tự do hoạt động trong lĩnh vực du lịch chịu ảnh hưởng về việc làm và thu nhập.

Ông Trần Quốc Quân – Phó trưởng phòng Lao động – việc làm thuộc Sở LĐ,TB&XH Quảng Nam cho hay, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh có sự quan tâm sâu sát đến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ trên địa bàn, theo đó ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Chương trình, Kế hoạch để đề ra chính sách, giải pháp phục hồi, phát triển du lịch từng năm và giai đoạn, đã tổ chức nhiều hoạt động trong và ngoài nước nhằm quảng bá, xúc tiến ngành du lịch của tỉnh.

Theo ông Quân, tuy dịch bệnh Covid-19 đã dần được kiểm soát, nền kinh tế đất nước đã và đang vận hành khởi sắc; tuy nhiên, dự báo thời gian đến sẽ còn khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới, hy vọng với sự điều hành của Chính phủ ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển.

Theo bà Nguyễn Thị Linh Phượng – Phó trưởng phòng Quản lý du lịch thuộc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam, ngành Du lịch tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động nhằm kích cầu và phục hồi du lịch, trong đó việc đăng cai Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 với chủ đề “Quảng Nam – Điểm đến du lịch xanh” và tổ chức thành công Lễ Khai mạc và các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện lớn này là cú hích cho du lịch Quảng Nam nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung sớm phục hồi. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm du lịch mới được đầu tư xây dựng và đưa vào đón khách như: Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An - Hoiana, Khu nghỉ dưỡng TUI Blue Nam Hội An, Shilla Monogram, The five villas, Cổng trời Đông Giang, tour trải nghiệm tuần hoàn rác thải, tour tâm linh...


Ngành du lịch Quảng Nam đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực

Với sự ủng hộ của doanh nghiệp, người lao động, ngành du lịch, dịch vụ tỉnh Quảng Nam đã có những dấu hiệu lạc quan về khôi phục thị trường khách du lịch nội địa, khách quốc tế sau thời gian đóng băng, ngừng trệ do đại dịch. 

Theo báo cáo của Sở VHTTDL, trong năm 2022, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 4.746.000 lượt, tăng 13 lần so với cùng kỳ năm 2021; trong đó khách quốc tế ước đạt 634.000 lượt, tăng 36 lần so với cùng kỳ năm 2021, khách nội địa ước đạt 4.112.000 lượt, tăng 12 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Chia sẻ về kinh nghiệm “vượt bão” Covid-19 từ góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan – Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Dịch vụ Hội An cho biết, ở thời điểm trước Covid-19, doanh nghiệp này có nguồn nội lực khá ổn định, hoạt động kinh doanh chưa bao giờ thua lỗ, cổ tức dao động từ 12% - 20%. Trong bối cảnh bị tác động của dịch bệnh, bản thân công ty nỗ lực nghiên cứu thị trường, điều chỉnh sản phẩm, ưu tiên thị trường khách nội địa và hướng đến du lịch xanh, du lịch nghỉ dưỡng; đồng thời tập trung đào tạo lại nhân sự... Bên cạnh đó các chính sách của Chính phủ và các giải pháp hỗ trợ rất kịp thời từ các cấp lãnh đạo đã tạo điều kiện và động lực để doanh nghiệp khắc phục khó khăn.

Đề xuất phục hồi du lịch tại Hội An và rộng hơn là Quảng Nam, GS Phạm Trương Hoàng – Trưởng Khoa du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch, trong đó mở rộng các giải pháp về vốn; xúc tiến quảng bá, phát triển những thị trường mới; rà soát hệ thống dịch vụ, phát triển sản phẩm và không gian mới trên cơ sở kiểm soát chất lượng; du lịch di sản cũng cần được hỗ trợ trong giai đoạn trung và dài hạn...

“Giai đoạn sau đại dịch, du lịch đã có những dấu hiệu tích cực. Covid-19 là cơ hội để chúng ta cấu trúc lại du lịch. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn trước mắt, vì thế cần có sự chung tay của các bên liên quan trong việc vượt qua khó khăn do Covid-19”, GS Phạm Trương Hoàng cho biết.

Nhiều sự kiện được tỉnh Quảng Nam tổ chức nhằm kích cầu du lịch địa phương- đặc biệt là tổ chức thành công Năm du lịch quốc gia 2022

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp du lịch vẫn mong muốn được sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền , cùng với đó xây dựng nhiều sản phẩm mới để giữ chân du khách, khẳng định vị thế Quảng Nam để tăng thời gian lưu trú của du khách. Đồng thời tiếp tục triển khai chính sách giảm thuế, giảm lãi suất ngân hàng.

Bà Phạm Thị Thanh Hường – Trưởng Ban văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đánh giá Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung là điểm sáng vượt khó từ đại dịch Covid-19. Hoạt động khôi phục du lịch của địa phương là sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau. Dù gặp một số khó khăn trong bối cảnh hậu Covid-19 nhưng các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực thích nghi. “UNESCO cam kết đồng hành và hy vọng tiếp tục được hợp tác cùng chính quyền và doanh nghiệp trong việc phát triển tiềm năng, nguồn lực từ thị trường mới với mục tiêu trong 2-3 năm tới, chúng ta sẽ hoàn toàn vượt qua khó khăn từ tác động của Covid-19".

Kết quả khảo sát của CLB Nhân sự du lịch Quảng Nam cho thấy, số lượng khách sạn, nhà hàng mở cửa trở lại sau Covid-19 vẫn chưa đạt 100%. Có đến 95% đơn vị xác nhận có biến động và thay đổi nhu cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng khách hàng, thiếu lao động, thiếu vốn, khó vay ngân hàng, giảm doanh thu... Cùng với đó, 90% doanh nghiệp xác nhận bị sụt giảm đầu tư, cơ sở hạ tầng, xuống cấp, vốn suy giảm, chính sách du lịch ít được quan tâm, giảm thu nhập từ du lịch...

XUÂN SƠN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top