Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Làng chiếu Nghĩa Hòa nhộn nhịp đón Tết

Thứ Tư 28/12/2022 | 13:03 GMT+7

VHO- Về làng nghề chiếu Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) những ngày giáp Tết không khí lao động tất bật, nhộn nhịp, tiếng máy dệt vang trời, tiếng cười của người làm ra sản phẩm và thương lái, sức sống của làng nghề nơi đây đang phát triển, mang lại cuộc sống ấm no cho cư dân làng nghề nơi đây.

Cơ sở dệt chiếu máy của ông Nguyễn Chi

Ông Nguyễn Chi (62 tuổi) chủ cơ sở dệt chiếu ở thôn Hòa Bình, xã Nghĩa Hòa cho biết, dệt chiếu máy cho sản lượng cao gấp 4-5 lần/ ngày so với dệt thủ công. Độ chắc, dày, bền đẹp cũng cao hơn. Từ đó, thu nhập của người thợ cũng tăng lên đáng kể. Trung bình mỗi ngày một người làm được 10 - 12 chiếc chiếu, thu nhập từ 100.000-120.000 đồng. Trước đây làm bằng thủ công hai người chỉ làm 4 chiếc chiếu/ngày. “Gia đình tôi có 4 đời làm chiếu, năm 20 tuổi tôi kinh doanh buôn bán chiếu lát sau đó tôi chuyển qua đầu tư làm chiếu bằng máy công nghệ mới hơn, sản phẩm chiếu đạt cao và chất lượng. Hiện cơ sở tôi có 6 máy dệt. Vào thời điểm Tết, mỗi ngày cơ sở tôi bán ra thị trường vài chục đôi chiếu”, ông Chi chia sẻ.

Chiếu dệt bằng máy có độ dày, bền đẹp được khách hàng ưa chuộng

Theo ông Chi, những năm gần đây, các sản phẩm thủ công không thể cạnh tranh được với sản phẩm từ máy móc công nghiệp. Nhiều gia đình không còn mặn mà với nghề dệt chiếu truyền thống vì vất vả nhưng nguồn thu nhập không đáng kể. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm sử dụng máy nên sản phẩm làm ra chưa đẹp, nhiều khi máy bị trục trặc, không biết cách sửa chữa. Không nản chí, ông tự mày mò học hỏi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên đã vận hành máy thông suốt. 

Bà Thanh đang tỉ mỉ đưa từng sợi cói vô máy dệt

Bà Đặng Thị Thanh (59 tuổi), lao động tại xưởng dệt ông Nguyễn Chi chia sẻ, muốn có được một chiếc chiếu đẹp, dù dệt máy hay dệt tay, trước tiên phải chọn ra được những mớ cói đẹp, không sâu, không nấm, đủ độ dài, các sợi đều nhau. Đồng thời khi dệt đòi hỏi người thợ phải xử lý thật tinh tế, sao cho các đường kẻ mép, bắt biên gọn gàng. “Tôi có 6 năm làm dệt chiếu ở đây, vừa làm có thu nhập trang trải cuộc sống gia đình lại giữ được nghề truyền thống của ông bà mình để lại nên tôi thấy rất vui”. 

Những sợi cói được nhuộm màu 

Theo những cụ cao niên, chiếu Nghĩa Hòa nức tiếng gần xa nhờ quy trình làm chiếu kỹ lưỡng và công phu, vì thế người dân làng nghề không cần phải tìm đầu ra cho sản phẩm, mà thương lái khắp nơi tự tìm đến đặt hàng. Sản phẩm làm ra, đôi khi không kịp đáp ứng nhu cầu của cánh thương lái. Thời thịnh vượng, cả xã có hơn 200 khung dệt, 2/3 số hộ dân làm nghề dệt chiếu. Nhiều người nhờ dệt chiếu mà xây được nhà, lo cho con cái ăn học đầy đủ.

Bà Trần Thị Lợi đang cẩn thận cắt đường biên chiếu 

Hiện toàn xã còn 11 hộ buôn bán và sản xuất chiếu cói, trong đó 3 hộ đầu tư máy móc để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản phẩm bền đẹp hơn. Họ đang cùng nhau gìn giữ nghề quý của cha ông, gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc. Cơ sở dệt chiếu của bà Trần Thị Lợi (60 tuổi) xã Nghĩa Hòa, gần đến tết Nguyên đán 7 máy dệt hoạt động liên tục để cung ứng cho bạn hàng khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Với đôi bàn tay khéo léo, sự cần cù, sáng tạo, chắt lọc những cái hay, cái đẹp, người dân Nghĩa Hòa dần tạo nên thương hiệu “chiếu Nghĩa Hòa” nức tiếng gần xa.

Những máy dệt hoạt động liên tục để có sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết 

 “Cở sở sản xuất chiếu nhà tôi làm quanh năm, nhưng bán đắt hàng nhất là vào dịp Tết, hiện trong nhà có 1.000 đôi chiếu để phục vụ cho thị trường Tết. 12 nhân công mỗi người mỗi việc làm liên tục cực một chút nhưng có thêm tiền ăn tết nên ai cũng phấn khởi. Chiếu Nghĩa Hòa nổi tiếng rất dày, bền, nằm vừa êm lại thoáng mát, giá phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng nên thương lái các nơi tìm đến mua”, bà Lợi bày tỏ.

NHƯ ĐỒNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top