Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Gỡ khó cho du lịch canh nông

Thứ Sáu 30/12/2022 | 09:07 GMT+7

VHO- Là địa phương đầu tiên trong cả nước thí điểm mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với tham quan du lịch (hay còn gọi là du lịch canh nông - DLCN), đến nay tỉnh Lâm Đồng đã thu được nhiều mặt tích cực từ loại hình du lịch mới mẻ này. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn cần được tháo gỡ trong thời gian tới.

 Nhiu đim DLCN Lâm Đng hot đng khá hiu quả

 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Trong những năm qua, loại hình DLCN tại TP Đà Lạt đã nở rộ cả quy mô và hình thức. Thông qua sự phát triển của loại hình du lịch này đã góp phần quan trọng vào việc thu hút khách du lịch đến với địa phương. Sản phẩm du lịch canh nông đã từng bước phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương; ổn định cuộc sống của người dân trong vùng; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt cộng đồng cư dân nơi triển khai mô hình được hưởng lợi từ việc phát triển các mô hình DLCN.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Các mô hình DLCN đã từng bước đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng các công trình, tiểu cảnh phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Đến nay, tổng vốn đầu tư cho các mô hình DLCN đạt khoảng 377 tỉ đồng; diện tích triển khai hơn 302 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 212 ha, diện tích đất xây dựng khoảng 9 ha và diện tích đất khác là 81 ha; tổng diện tích khu nhà kính, trưng bày, khu vực ăn uống, nhà vệ sinh, bãi đậu xe... chiếm khoảng 20,8 ha”.

Một số mô hình trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả khả quan trong thời gian qua với việc đã có 3 điểm DLCN đạt được các tiêu chí đặt ra như thu hút trên 500.000 khách tới tham quan và doanh thu đạt 500.000 USD trong 1 năm. Chỉ tính riêng phạm trên phạm vi TP Đà Lạt hiện nay đã có 33 điểm DLCN đã được công nhận.

Vẫn còn nhiều vướng mắc

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trrong quá trình triển khai thực hiện đề án nhằm phát triển DLCN, hiện nay vẫn còn một số bất cập, khó khăn cho cả phía đơn vị kinh doanh lẫn cơ quan quản lý.

Theo bà Ngọc, do Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm mô hình DLCN, kết hợp du lịch và sản xuất nông nghiệp nên hiện nay vẫn còn thiếu các hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành trung ương trong quá trình tổ chức thực hiện điểm DLCN, dẫn đến quản lý loại hình du lịch này tại tỉnh Lâm Đồng theo Đề án thí điểm gặp nhiều khó khăn, phát sinh các vấn đề phức tạp nhất là tiêu chí về xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, tỉ lệ công trình có mái và không có mái che trên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp; chuyển đổi đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp… bên cạnh đó, một số đơn vị kinh doanh đầu tư và nhà đầu tư mới các dự án DLCN còn hạn chế trong việc tìm hiểu các quy định liên quan trong đầu tư nên không thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư dự án du lịch, có dấu hiệu xây dựng công trình và chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định. Trong khi đó, nhiều đơn vị chủ đầu tư đã than phiền những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc hoàn thiện thủ tục pháp lý khi triển khai, xây dựng các điểm DLCN.

Ông Nguyễn Lam Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch canh nông Đà Lạt Ong Vàng nêu ý kiến: “Mặc dù bộ Quy chế đã được ban hành, nhưng trong vấn đề xin cấp phép dự án vẫn còn nhiều điều phải bàn khi chúng tôi mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện hồ sơ, đặc biệt về vấn đề xin phép chuyển đổi và đăng ký mục đích sử dụng đất. Từ khi đơn vị lập hồ sơ tới khi được phê duyệt, chưa có cơ quan đơn vị nào hướng dẫn quy trình thực hiện, khiến doanh nghiệp cứ gửi hồ sơ lên các cơ quan có trách nhiệm phê duyệt lại bị trả về nhiều lần. Chính từ những sự chậm trễ đó rất dễ làm doanh nghiệp cảm thấy mệt mỏi và nản lòng”.

Cùng gặp phải vấn đề như ông Sơn, đại diện HTX du lịch Măng Lin cũng bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ chi tiết về thủ tục pháp lý của các Sở, ngành có trách nhiệm liên quan của địa phương để các doanh nghiệp có thể hoàn thiện các khâu xin phép xét duyệt nhằm sớm triển khai và đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Tại Hội nghị đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển hoạt động DLCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vừa được tổ chức tại Đà Lạt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S đã yêu cầu Sở VHTTDL tổng hợp tất cả các ý kiến của các doanh nghiệp đã nêu trong hội nghị để tỉnh có kết luận điều chỉnh nhằm triển khai tốt hơn loại hình du lịch này trong năm 2023. Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến quảng bá loại hình DLCN gắn liền với thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lạnh” dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú, đặc biệt trên nền tảng của chuyển đổi số. Ông Phạm S cũng yêu cầu Sở VHTTDL tiếp tục rà soát các điểm đã công nhận trước đây, để tiếp tục cấp phép cho các điểm đủ điều kiện tiếp tục hoạt động. Yêu cầu các Sở, ngành như Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư… cần có các hướng dẫn chi tiết, cụ thể để làm sao giúp các doanh nghiệp, HTX rút ngắn các thủ tục đầu tư ngắn gọn nhất, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp phát triển trên cơ sở phải đảm bảo đúng Luật. 

THÀNH KHIÊM

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top