Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Lễ hội kéo chữ truyền thống tại làng Phụng Công, tỉnh Thái Bình

Thứ Hai 02/01/2023 | 11:02 GMT+7

VHO- Lễ hội kéo chữ truyền thống tại làng Phụng Công, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã  chính thức khai mạc ngày 1.1.2023.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Bí thư Chi bộ thôn Phụng Công, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã ôn lại lịch sử truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông đất nước của người dân Phụng Công đã có từ thời Lý vào năm 1046. “Lịch sử đã trải qua nhiều triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn hơn 1000 năm, nhưng trò kéo chữ mãi gieo đậm trong tâm trí mỗi người dân Phụng Công, được truyền từ đời này sang đời khác. Đây là nghi lễ ghi nhớ công ơn người đã khai hoá văn minh và đánh giặc giữ nước, để dân làng có cuộc sống yên vui. Vu Lý Nhân Tông ghi dấu ấn đức Ma Văn Kỳ đã sắc phong cho ngài là Cao Minh Anh Quả Linh Thánh Đại Vương và là Thần Hoàng Làng Long Trung xưa và thôn Phụng Công ngày nay.

 Kéo hội - Hội kéo chữ là một loại hình nghệ thuật rất phong phú và độc đáo của nền văn hóa Việt Nam nói chung, của quê hương An Vệ xã trước đây (nay là xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình nói riêng).  

Tục truyền, hội kéo chữ có lịch sử hàng ngàn năm trước đây, được biến tạo từ hình thức chiêu binh mãi mã, hội quân khởi nghĩa đi đánh dẹp của các vương triều phong kiến xa xưa, sang thành hội kéo chữ mà gọi tắt là kéo hội.

Theo tư liệu khảo sát văn bia và điều tra dân tộc học, vào thời Mạc diện thành tự niên (1582) thì trên mảnh đất An Vệ xưa (nay là xã Quỳnh Hội) đã có một truyền thống quân sự. Ma Văn Kỳ thời đó được vua ban sắc phong thành hoàng thổ (của làng Phụng Công bây giờ). Người đã có công lớn dàn dựng hình thái hội kéo chữ dưới hình thức văn hóa văn nghệ dân gian. Đồng thời, hội kéo chữ cũng mang trong mình tính chất hội làng của cư dân đại cổ Việt dưới thời Đinh Bộ Lĩnh cách đây hơn 1000 năm.

Hội kéo chữ không đơn điệu mà rất giàu tính tổ chức và tính nghệ thuật. Vì số người tham gia trên nền hội khá đông mà sự chỉ huy, điều khiển lại hoàn toàn bằng hiệu lệnh (chiêng, trống). Do đó từ tổng cờ, cờ sai đến quân hội đều phải có tính tự giác cao, tinh thần chấp lệnh nghiêm bản hội mới hoàn chỉnh được.

Mặt khác, ngoài 16 tổng cờ và 8 cờ sai còn tùy thuộc vào sự lớn nhỏ của sân hội mà có thể tiếp thu (bố trí) 200-300 người hoặc hàng ngàn người đủ các tầng lớp trai, gái, trẻ, già đều có thể tham gia quân hội. Đồng thời xuất phát từ tính dân tộc và tính đại chúng của hội mà trang trí được nhiều màu tạo nên nền hội rực rỡ như một vườn hoa trăm sắc.

Với phương châm và đường lối quân sự của tổ tiên ta là “biến vi quân, bình vi dân” hoặc “bình thời giảng võ, loạn thế đọc thử” đều được thể hiện trong lễ hội kéo chữ.

Một khi đất nước thanh bình thì kéo hội mới vui, khi đất nước xảy ra chiến tranh thì lập tức hội quân luyện tập đi đánh giặc. Do đó sự sắp xếp và bố trí trong bản hội đều có tả quân và hữu quân. Hai đội tả, hữu đều có tiền quân, trung quân và hậu quân (các ông tổng cờ đại diện cho các vị tướng trong quân) cờ nào đội ấy uy nghi chỉnh tề. Đồng thời có một người tổng loa truyền lệnh chấp lệnh của loa truyền là bộ nhạc chiêng trống được thể hiện bằng hiệu lệnh.

Ông Đặng Công Hoán, Tổng Đạo diễn bản hội kéo chữ năm nay chia sẻ: “Mỗi khi dân làng mở lễ hội truyền thống thì từ già, trẻ, trai, gái đều hồ hởi tham gia bằng tất cả nhiệt huyết, ủng hộ cả về vật chất và tinh thần. Từ chính quyền địa phương đến người dân đều phấn khởi, đoàn kết xây dựng và tuyên truyền bản hội với mong muốn nhiều người dân nơi khác biết đến giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và quê hương Phụng Công, Quỳnh Hội, Quỳnh Phụ, Thái Bình nói riêng”.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Bí thư Chi bộ thôn Phụng Công cho biết, thôn Phụng Công ngày nay đã có sự phát triển rất mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều, nhà cửa khang trang, đường làng ngõ xóm được bê tông hoá, điện đường trường trạm đã đáp ứng được nhu cầu các sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt trong những năm gần đây đã xây dựng được một số công trình văn hoá phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân…

Có được những bước phát triển mạnh mẽ đó, bên cạnh những nỗ lực, cố gắng của lãnh đạo, chính quyền và nhân dân địa phương còn là nền tảng vững chắc từ truyền thống quê hương anh hùng.

THẢO VY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top