Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Dựng nêu đón Tết ở khu di sản Huế

Thứ Bảy 14/01/2023 | 16:56 GMT+7

VHO- Ngày 14.1 (tức 23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống được duy trì tổ chức phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm mỗi dịp Tết cổ truyền.

Cây nêu là cây tre dáng thẳng, dài hơn 15m được các lính vệ khiêng rước từ cửa Hiển Nhơn vào di tích Triệu Tổ Miếu và Thế Tổ Miếu

Dựng nêu báo hiệu một năm cũ đã hết, người dân được nghỉ để chào đón năm mới. Sau khi triều đình hoàn thành dựng nêu ở Hoàng cung, thì nhà dân bắt đầu dựng nêu ăn Tết.

Dưới thời triều Nguyễn, triều đình dựng nêu xong thì các nhà dân cũng dựng nêu ăn Tết. Triều đình dựng nêu còn ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn thuận lợi trong năm mới. Người dân dựng nêu mừng ngày Tết, và sau đó cúng thần linh phù hộ bình an cho con cháu trong nhà.

Tái hiện không gian và nghi thức của lễ dựng nêu trong Hoàng cung xưa

Nhiều năm qua, trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến hành tái hiện nghi thức dựng nêu trong khu di sản Huế, vừa bảo tồn vốn văn hóa xưa, vừa tạo không khí vui tươi và những trải nghiệm thú vị cho du khách.

Mâm cúng với các vật phẩm truyền thống tượng trưng

Và lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế dâng hương tại lễ cúng trước khi dựng nêu

Cây nêu là cây tre được chọn kỹ lưỡng, dáng thẳng, dài khoảng hơn 15m được các lính vệ (do nghệ sĩ hóa thân) khiêng rước từ cửa Hiển Nhơn, cửa phía Đông của Hoàng thành Huế vào di tích Thế Tổ Miếu. Lễ rước được tái hiện nghiêm trang, có quan binh dưới triều Nguyễn với các nghi thức và nhạc lễ cung đình xưa.

Phần ngọn của cây nêu được treo thêm ấn triện, câu đối, phướng vải màu đỏ theo nghi thức cung đình xưa

Trước khi dựng nêu, Trung tâm Bảo tồn Di tích tổ chức bày biện mâm cúng với các vật phẩm truyền thống tượng trưng. Sau khi thực hiện các nghi thức và nhạc lễ, đội binh lính bắt đầu đào đất, kéo dây cho công đoạn dựng nêu. Phía phần ngọn của cây nêu được treo thêm ấn triện, câu đối, phướng vải màu đỏ theo nghi thức triều Nguyễn xưa.

Bắt đầu dựng cây nêu

Ngoài tái hiện lễ dựng nêu ở di tích Thế Tổ Miếu- nơi thờ các vị vua triều Nguyễn, thì Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng tái hiện lễ dựng nêu ở di tích Triệu Tổ Miếu- nơi thờ chúa Nguyễn Kim.

Cây nêu đã được dựng lên trước Hiển Lâm Các, di tích Thế Tổ Miếu, Đại Nội Huế

Vào ngày 28.1 (tức mồng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức lễ hạ nêu, khai ấn và tặng chữ đầu năm mới. Đây là một trong những hoạt động văn hóa truyền thống trong chuỗi các lễ hội, chương trình, hoạt động vui xuân đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. 

S.THÙY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top