Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Độc đáo trò chơi dân gian “Vật cù” trong Lễ hội Đền Bạch Mã

Thứ Ba 28/02/2023 | 20:15 GMT+7

VHO- Ngày 28.2, Lễ hội Đền Bạch Mã (Nghệ An) chính thức khai hội. Lễ hội được tổ chức lại sau 4 năm bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Việc tổ chức trò chơi, trò diễn dân gian trong các lễ hội đầu xuân đã trở thành nét văn hóa đẹp của địa phương. Bởi thông qua đó, không chỉ góp phần lưu giữ văn hóa truyền thống của cha ông để lại, mà còn tạo nên những “đặc sản” du lịch độc đáo, hấp dẫn thu hút đông đảo du khách đến tham gia.

Trong những ngày xuân về tham dự lễ hội Đền Bạch Mã, huyện Thanh Chương (Nghệ An) không chỉ cảm nhận được không khí sôi nổi của lễ hội, mà du khách còn được tham gia cùng người dân bản địa nhiều trò chơi dân gian. Đền Bạch Mã được xem là 1 trong 4 ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ. Đền ẩn chứa truyền thuyết về lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc và lễ hội đậm màu sắc văn hóa được lưu giữ tới ngày nay.

Đền Bạch Mã nổi tiếng là ngôi đền thiêng 

Lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức hằng năm là dịp để cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ ôn lại truyền thống đánh giặc ngoại xâm của cha ông, tưởng nhớ và tôn vinh vị tướng Phan Đà đã hy sinh vì đất nước. Lễ hội đền Bạch Mã là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội Đền Bạch Mã được Bộ trưởng Bộ VHTTDLđưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2969/QĐ-BVHTTDL ngày 27.8.2019.

Trên sân đền Bạch Mã tại xã Võ Liệt đã diễn ra những trận vật cù hấp dẫn của các đội cù đến từ các xã 

Ngoài các nghi thức cúng tế, rước lễ, tại lễ hội đền Bạch Mã đã diễn ra nhiều trò chơi dân gian thu hút người dân về theo dõi như: kéo co, bóng chuyền, đập niêu... Trò chơi vật cù trong lễ hội ngoài việc tái hiện việc tướng Phan Đà tuyển quân, còn mang tính biểu tượng sâu xa về phong tục thờ Mặt trời của dân cư nông nghiệp trồng lúa nước. Phần thi vật cù diễn ra trên bãi đất trống rộng khoảng 400m2. Hai đội đại diện với mỗi đội có 7 vận động viên, đại diện cho 2 xã tham dự thi đấu. Những người thi đấu được tuyển chọn là những thanh niên trai tráng hoặc những người khỏe mạnh và có kinh nghiệm trong thi đấu vật cù ở những năm trước. Trước khi bước vào thi đấu, trọng tài sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra vận động viên, kiểm tra móng tay và đeo các vật sắc nhọn. Những vận động viên nào có móng tay tốt sẽ được yêu cầu cắt bỏ để tránh gây tổn thương cho các vận động viên khác trong quá trình thi đấu. Sau khi trọng tài cất tiếng còi, các vận động viên 2 đội xanh đỏ bắt đầu tranh cướp nhau quả cù. Quả cù được làm từ phần gốc dưới đất của cây chuối hột. Quả cù nặng 10kg rất chắc chắn. Để có quả cù tốt, không bị vỡ trong quá trình thi đấu, ban tổ chức phải lựa chọn cây chuối hột có tuổi đời nhiều năm để gốc cây to và chắc chắn. Cuộc thi diễn ra 2 hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Đội nào ghi nhiều bàn thắng nhất sẽ giành chiến thắng. Mỗi khi có một người ôm được quả cù, những người đội bạn sẽ lập tức lao đến dùng tay cướp lấy quả cù. Thành viên chỉ được dùng tay cướp cù, lăn cù. Thành viên nào ném quả cù cao quá đầu hoặc dùng tay ôm người sẽ bị phạm luật. Nhiều lần nhắc nhở, trọng tài sẽ rút phạt thẻ vàng và cho đội bạn ném phạt.

Đông đảo người dân đến lễ hội xem các trò chơi dân gian

Mặc dù tranh chấp quyết liệt nhưng các "cù thủ" hai đội thi đấu đầy tinh thần thượng võ, đoàn kết, hoàn toàn không có sự ăn thua, cống hiến cho khán giả những trận cười sảng khoái. Hội vật cù diễn ra trong 2 ngày, 28.2 và 1.3, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài huyện tới xem và cổ vũ.
Nói về việc tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian trong lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thanh Chương Đặng Văn Hóa chia sẻ: Từ bao đời nay các trò chơi, trò diễn dân gian có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống ở địa phương. Các trò chơi, trò diễn dân gian không chỉ tạo nên diện mạo độc đáo, hấp dẫn cho từng lễ hội, mà còn tái hiện lại một cách sinh động về lao động sản xuất, chiến đấu của Nhân dân ta, thể hiện khát vọng no ấm, hạnh phúc, hòa bình và lòng biết ơn trời đất, những người có công với đất nước, dân tộc. Việc tổ chức các trò chơi dân gian cũng góp phần tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách tham gia. Bởi vậy, thời gian qua huyện luôn chú trọng đến công tác bảo tồn, phục dựng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân; đồng thời tạo môi trường hoạt động lành mạnh để các trò chơi, trò diễn dân gian “có đất” để phô diễn thông qua việc đưa vào nội dung thi đấu cũng như hoạt động trong các lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa - thể thao...

                                                                                                                                                                               PHẠM NGÂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top