Những bức tranh “Đông Hồ” được “vẽ” bằng vũ điệu ballet uyển chuyển, linh hoạt Ảnh: NHÀ HÁT NHẠC VŨ KỊCH VIỆT NAM
Dòng tranh Đông Hồ đã công nhận là Di sản văn hoáphi vật thểcấp quốc gia và trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo nhiều sản phẩm độc đáo, ấn tượng, trong nhiều lĩnh vực như thời trang, hội họa, âm nhạc... Tuy nhiên, tranh Đông Hồhiếm khi được sử dụng làm chất liệu đểsáng tạo qua các hình thức nghệthuật như múa đương đại, ballet, âm nhạc cổ điển... Đây cũng chính là lý do khiến biên đạo múa Nguyễn Ngọc Anh mang ý tưởng vẽ tranh Đông Hồ bằng vũ điệu uyển chuyển của đôi giày mũi cứng qua chuyển động mềm mại, thanh thoát và quý phái của các nghệ sĩ ballet. Thông điệp Cho và Nhận xuyên suốt vở múa chính là sựkết nối chặt chẽ dựa trên giá trị nhân văn của người Việt.
Nói về ý tưởng đưa tranh Đông Hồ lên sân khấu Ballet, ông Phan Mạnh Đức, Giám đốc VNOB cho biết: “Vẫn đi theo tôn chỉ của Nhà hát là đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và Ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt, VNOB quyết định xây dựng tác phẩm Đông Hồvới mong muốn gắn kết hơn nữa, làm mới hơn nữa sợi dây nối giữa nghệ thuật hội họa truyền thống với nghệ thuật ballet. Để người yêu múa không còn cảm thấy sựxa vời của nghệ thuật dân gian truyền thống, mà nó đã và đang hiển hiện trong từng vũ khúc cổđiển của phương Tây”.
Tham gia biểu diễn trong vở ballet là những nghệ sĩ múa hàng đầu của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam như: NSƯT Mai Thị Như Quỳnh, NSƯT Phan Lương, NSƯT Bùi Việt An, Thu Hằng, Đức Hiếu, Lệ Thanh…
Để giúp khán giả có cái nhìn sâu hơn về vở ballet Đông Hồ, trước giờ biểu diễn, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam sẽ tổchức triển lãm tranh Đông Hồ với sựgóp mặt của các nghệ nhân tranh dân gian Đông Hồ. Khán giả sẽ được thưởng lãm, tìm hiểu và trải nghiệm vẽ tranh.
HÀ MINH