Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Quảng Nam tăng cường các giải pháp quản lý khu bảo tồn biển

Thứ Hai 13/03/2023 | 17:34 GMT+7

VHO- Kế hoạch được ban hành nhằm mục đích quản lý, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy các giá trị tài nguyên, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển. Đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập, đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển, quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển, đảo.

Dự án xây dựng vùng rạn nhân tạo tại Khu BTB Cù Lao Chàm- Hội An

 UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch số 1299/KH-UBND về việc triển khai thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý khu Bảo tồn biển (BTB) trên địa bàn tỉnh  nhằm thực hiện Chỉ thị số 29 ( ngày 01.11.2021) của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý khu BTB Việt Nam; Công văn số 5735 (ngày 31.8.2022) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý, thực thi pháp luật tại các khu BTB. 
Theo đó, Kế hoạch hướng đến mục đích quản lý, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy các giá trị tài nguyên, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển; nâng cao tính bền vững và toàn vẹn của hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.
Khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý khu BTB hiện nay, đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển, quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển, đảo.

Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được đặt ra như sau: 
Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, tầm quan trọng của đa dạng sinh học biển, bảo tồn biển đối với sự phát triển bền vững ngành kinh tế biển; các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển, bảo tồn biển; gương tốt việc tốt trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển; giáo dục, phòng ngừa các vi phạm liên quan đến khu bảo tồn biển.
Đẩy mạnh tuyên truyền tới các ngư dân về việc không sử dụng hoá chất độc, chất nổ, xung điện, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt trong khai thác hải sản; Kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng kiến có giá trị trong việc bảo tồn hệ sinh thái biển, ven biển, đảo; Phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức triển khai thực hiện tốt Đề án truyền thông nâng cao năng lực cộng đồng về BTB đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức rà soát, đánh giá tác động của các dự án có liên quan đến khu BTB, các khu vực ven biển, đảo. Đặc biệt là các dự án phát triển du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị lấn biển, dự án nuôi trồng hải sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc hoạt động không đúng theo quy hoạch từ trước đến nay. Thu hồi các diện tích biển, đảo, ven đảo thuộc các dự án vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng nội dung được phê duyệt.

Không cấp phép các dự án đầu tư phát triển trên phần diện tích quy hoạch thành lập khu bảo tồn biển, khu vực có phân bố các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn. Thẩm định chặt chẽ, đánh giá kỹ năng lực, điều kiện và tính khả thi đối với các dự án đầu tư, giao khu vực biển, cấp phép nhận chìm ở biển, các dự án cảng neo đậu tàu hàng hải, xây dựng khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái tại các khu vực ven biển, đảo ... phù hợp với quy hoạch ngành, không gây tổn hại đến sinh thái, môi trường tại khu vực biển, đảo, khu bảo tồn biển, đảm bảo quy định pháp luật, lợi ích kinh tế và quốc phòng an ninh.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, tăng cường giám sát các dự án, đánh giá tác động môi trường của các dự án đang triển khai, xây dựng tại khu bảo tồn biển để có những giải pháp sớm khắc phục, hạn chế, giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái biển.

Truyền thông “Cù Lao Chàm cam kết không sử dụng ống hút nhựa” tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm

Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý Khu Bảo tồn biển, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường biển, suy thoái đa dạng sinh học biển. 
Xây dựng và phê duyệt các kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển định kỳ hàng năm, 5 năm, 10 năm làm cơ sở bố trí chi ngân sách nhà nước cho việc quản lý khu bảo tồn biển theo đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Xây dựng, phê duyệt đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn biển để chủ động quản lý tốt các hoạt động du lịch, tránh tác động xấu đến khu bảo tồn biển.

Phát triển mô hình bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Theo đó, tổ chức triển khai Dự án điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống của các loài thuỷ sản trên vùng biển của tỉnh. Triển khai thực hiện xây dựng các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, trước mắt tập trung thực hiện có hiệu quả đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại xã Tam Tiến (huyện Núi Thành). Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo tồn nguồn giống thuỷ sản tại hệ sinh thái rừng dừa nước Cẩm Thanh (TP Hội An), hệ sinh thái rạn san hô Tam Hải ( huyện Núi Thành)...

Thu gom rác, giám sát rác thải biển thuộc của Dự án "Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương" tại Quảng Nam

Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo tồn biển, chuyển đổi nghề cho người dân. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ quốc tế để thúc đẩy việc thành lập mới các khu BTB; hỗ trợ các công nghệ, kỹ thuật nghiên cứu biển, phục hồi các hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản, trong đó chú trọng mô hình phát triển rạn nhân tạo tại các khu vực có điều kiện phù hợp.
Có chính sách tăng cường, hỗ trợ công tác nghiên cứu, giám sát đa dạng sinh học, giám sát chất lượng môi trường nước, phục hồi nguồn lợi hải sản tại các khu bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái biển (san hô, cỏ biển, rong biển...); nghiên cứu các khu vực nguồn giống, bãi giống hải sản nhất là các loài hải sản quý hiếm.

Triển khai chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân sống trong và xung quanh khu BTB chuyển đổi nghề từ đánh bắt, khai thác nguồn lợi hải sản gần bờ sang các nghề khác, nhằm giảm áp lực lên khu BTB , đảm bảo hiệu quả công tác quản lý khu BTB. 

THU HOÀI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top