Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Nhiều tranh cãi bản quyền giữa AI và con người

Thứ Tư 05/04/2023 | 09:58 GMT+7

VHO- Phát triển và làm chủ AI là xu thế tất yếu trong kỷ nguyên số hiện nay. Công cụ này sẽ giúp con người có thể tạo ra nội dung như mong muốn một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, điều này cũng đang đặt ra câu hỏi, những nội dung này có thật sự là sáng tạo của con người và có thể đăng ký bản quyền với chúng hay không?

ChatGPT là một hệ thống máy tính sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo Ảnh: FT MONTAGE/GETTY IMAGES

Công cụ ChatGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gây sốt trên toàn cầu. Với những tính năng vượt trội, ChatGPT được đánh giá sẽ có sự tác động lớn, thậm chí đe dọa thay thế nhân lực ở nhiều ngành nghề. Chỉ cần nhận được vài dòng lệnh từ người dùng, ChatGPT có thể nhanh chóng tự động viết thư xin việc, bài luận, sách cho trẻ em, làm thơ, lập trình...

Kris Kashtanova là một họa sĩ vẽ tranh ở New York (Mỹ). Cách đây không lâu, cô thực hiện một bộ truyện tranh mang tên “Zarya of the Dawn”, trong đó những hình ảnh rực rỡ được thực hiện bởi Midjourney, một chương trình AI tương tự như ChatGPT. Lúc đầu, cô được công nhận bản quyền cho tác phẩm của mình, bao gồm phần hình ảnh do AI tạo ra. Điều đó khiến Kashtanova rất vui, bởi nó đồng nghĩa với việc các nghệ sĩ có quyền được pháp luật bảo vệ cho các dự án nghệ thuật AI của họ.

Thế nhưng mới đây, Cơ quan Bản quyền Mỹ quyết định không công nhận phần hình ảnh trong bộ truyện là tác phẩm của họa sĩ này. Lý do là bởi những hình ảnh đó được tạo ra bởi AI, không phải do con người. Họ vẫn cho phép Kashtanova được phép giữ bản quyền về cốt truyện và bố cục hình ảnh do tác giả sắp xếp. Riêng phần ảnh do Midjourney sáng tạo không được cấp bản quyền. Dù vậy, cô vẫn đang tiếp tục đấu tranh để các bức vẽ được cấp bản quyền vì theo cô chúng vốn là “một cách thể hiện trực tiếp sự sáng tạo” của bản thân.

Kris Kashtanova đang kỳ vọng sẽ đảo ngược quyết định này, với sự trợ giúp từ một đội ngũ pháp lý hùng hậu. Trong tác phẩm mới nhất của mình, nữ tác giả này đã chuyển sang một chương trình AI khác, Stable Diffusion, cho phép người dùng quét các bản vẽ của chính họ và tinh chỉnh chúng bằng lời nhắc văn bản. Kashtanova tin rằng với việc những hình ảnh được AI tinh chỉnh bằng tác phẩm gốc của chính mình, sẽ là căn cứ để tác phẩm được công nhận bản quyền một cách đầy đủ.

Hiện tại, các nhà phát triển các công cụ AI như ChatGPT, Midjourney, Stability phải đối mặt với một số vụ kiện vi phạm bản quyền. Sarah Andersen, một trong những nghệ sĩ cho biết, việc cấp bản quyền cho các tác phẩm AI “sẽ hợp pháp hóa hành vi trộm cắp”.

Mới đây, Hội biên kịch Mỹ (WGA) - đơn vị tiên phong đề xuất lên Hiệp hội các Nhà sản xuất phim Mỹ (AMPTP) cho phép trí tuệ nhân tạo viết kịch bản, miễn là nó không ảnh hưởng đến các khoản nhuận bút hoặc thu nhập của nhà văn. Đề xuất sẽ cho phép người viết sử dụng ChatGPT và các công cụ AI khác để viết kịch bản cho truyền hình và phim ảnh mà không cần chia quyền tác giả hay doanh thu cho đơn vị làm phần mềm. Theo đó, người viết được phép lấy ý tưởng bằng cách hỏi, yêu cầu AI viết các đoạn văn mẫu. Hãng phim cũng có thể đưa cho người viết một kịch bản do AI tạo ra để sửa lại và người viết vẫn sẽ được coi là tác giả đầu tiên.

Thực tế, đề xuất sẽ coi AI như một công cụ, như một bản nháp chứ không phải là một nhà văn, nhằm mục đích cho phép các nhà văn được hưởng lợi từ công nghệ mà không bị lôi kéo vào các cuộc phân xử doanh thu nhuận bút với các nhà sản xuất phần mềm. AMPTP hiện đang xem xét và vẫn chưa rõ liệu có đồng ý với đề xuất này của WGA hay không. Vì trong đề xuất, phía WGA không nêu phương án trường hợp hãng phim sử dụng kịch bản được AI viết hoàn toàn, không có sự tham gia của con người.

Một “cuộc chiến” bản quyền trí tuệ nhân tạo với con người đang thực sự rất gay cấn và chưa có hồi kết, khi mà những người làm nội dung chỉ trích mạnh mẽ rằng các công cụ AI đang xâm phạm bản quyền với tác phẩm của họ, bởi chúng tự học và sáng tạo từ các kho nội dung số trên Internet. Thực tế, tất cả công cụ AI, bao gồm ChatGPT, Bard và các công cụ khác đều được đào tạo dựa trên các tác phẩm đã xuất bản trước đó và chúng thường trích dẫn các tác phẩm mà không ghi nguồn hoặc thanh toán bản quyền sử dụng cho chủ sở hữu. Theo các nhà xuất bản, điều này không thể tiếp tục, bởi quyền sở hữu trí tuệ của con người là quyền cần được tôn trọng. 

 HOÀNG MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top