Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Diễn đàn Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc 2023: Hoàn thiện pháp lý song hành với phát triển công nghệ

Thứ Sáu 07/04/2023 | 10:21 GMT+7

VHO- Hôm qua 6.4, tại Hà Nội, Diễn đàn Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc 2023 do Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) phối hợp với Cơ quan bảo vệ bản quyền Hàn Quốc (KCOPA) được tổ chức với chủ đề Xu hướng pháp luật về bản quyền của hai quốc gia và phương hướng hợp tác trong tương lai. Tại diễn đàn, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giúp hai nước hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển công cụ công nghệ xử lý vi phạm bản quyền.

 Diễn đàn đã đưa ra nhiều giải pháp, phương hướng bảo vệ quyền tác giả bằng công cụ pháp lý và công nghệ

Nhiều chuyên gia nhận định, bảo vệ và thực thi quyền tác giả, nhất là trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật của Việt Nam hiện tồn tại nhiều khó khăn do việc hoàn thiện hành lang pháp lý chưa thật sự đi đôi với phát triển giải pháp công nghệ.

“Đau đầu” xử lý vi phạm trên môi trường số

Thực tế, khảo sát vi phạm bản quyền của Liên minh chống vi phạm bản quyền (CAP) châu Á cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ cao về vi phạm bản quyền qua streaming, mạng xã hội hay ứng dụng nhắn tin trực tuyến. Theo đó, có tới 41% vi phạm qua nền tảng mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin; 19% thông qua streaming, tỷ lệ sử dụng các nền tảng vi phạm bản quyền cũng chiếm tới 61%.

Theo ông Trần Hoàng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL), kỷ nguyên số và Internet đã và đang tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận đến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vào bất kỳ thời gian, địa điểm nào… Nhưng cũng chính môi trường số đang đặt ra nhiều thách thức trong bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Trước tình hình đó, cùng với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ VHTTDL đã tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền đề xuất gia nhập 2 Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng là Hiệp ước về quyền tác giả (WCT) và Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm (WPPT). Đây là những hành động cụ thể, góp phần thực hiện chủ trương chủ động, tích cực tham gia chuyển đổi số cũng như hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Dù các quy định liên tục được xây dựng, hoàn thiện nhưng công tác bảo hộ quyền tác giả trên môi trường số của Việt Nam vẫn gặp không ít khó khăn do còn tồn tại hạn chế về vấn đề pháp lý trong hợp tác quốc tế và giải pháp công nghệ.

Cụ thể, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) nêu rõ: “Dù chúng ta đã có hành lang pháp lý tương đối vững chắc, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong lĩnh vực bản quyền, nhưng công tác truy vết hành vi vi phạm vẫn gặp không ít khó khăn do hạn chế về công cụ công nghệ. Thủ đoạn của các đối tượng xấu cũng ngày càng tinh vi khi chúng sẵn sàng đổi tên miền, thậm chí tự “đánh” sập trang web của mình khi bị phát hiện để xoá dấu vết, khiến công tác truy tìm gặp nhiều khó khăn”.

Đồng quan điểm, ông Kim Dong Eun, Trưởng phòng Hợp tác thương mại văn hóa (Cục Bản quyền, Bộ VHTTDL Hàn Quốc) cho hay, xử lý vi phạm bản quyền trên môi trường số có tính chất xuyên biên giới, không chỉ là thách thức với Việt Nam mà ngay cả với những quốc gia dày dặn kinh nghiệm xử lý như Hàn Quốc. Truy tìm được “tung tích” kẻ vi phạm là một chuyện, nhưng xử lý ra sao lại là câu chuyện gặp không ít khó khăn do vướng mắc về vấn đề pháp lý giữa các quốc gia. Qua đây, ông Kim Dong Eun đề nghị, để xử lý những vụ việc như trên, các nước cần có sự liên kết trong xây dựng các quy định để chung tay xử lý. Song song với không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý, giải pháp công nghệ cũng là một trong những yếu tố khiến Việt Nam - Hàn Quốc phải tập trung phối hợp, xây dựng để nhận diện, xử lý vi phạm.

Tạo dựng cơ sở dữ liệu tác phẩm được bảo vệ bản quyền

Ông Park Jong Youl, Chủ tịch KCOPA khẳng định: Để có thể trở thành cường quốc về bản quyền, nơi văn hóa là một trong những đóng góp chủ lực cho nền kinh tế thì cần tạo môi trường cho bản quyền được phân phối công bằng và minh bạch; tăng cường ứng phó với hành vi vi phạm bản quyền trên nền tảng trực tuyến thông qua hợp tác pháp luật, công nghệ với các nước. “Tôi được biết, mỗi khi phải xử lý vi phạm, các cơ quan quản lý của Việt Nam gặp không ít khó khăn do nhiều nền tảng không có cơ quan đại diện tại Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực nghiên cứu, sửa đổi các quy định về bản quyền tác giả, quyền liên quan để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nghệ sĩ, nhưng vẫn đáp ứng việc tác phẩm được phổ biến rộng rãi, phục vụ nhu cầu hưởng thụ tác phẩm của người dân. Nhưng hoàn thiện hành lang pháp lý trong nước thôi là chưa đủ, nếu không tăng cường hợp tác quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó trong xử lý các vụ việc vi phạm bản quyền trên môi trường số, xuyên biên giới”, ông Park Jong Youl đề xuất.

GS Lee Dae Hee, Trường Đại học Luật (Đại học Korea) cho rằng, song song với việc không ngừng củng cố hành lang pháp lý, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ Hàn Quốc trong phát triển nền tảng công nghệ để truy quét, xử lý hành vi vi phạm. “Khi truy cập, các nhà mạng có thể phát cảnh báo đây là trang web vi phạm bản quyền và người dùng sẽ không thể tiếp tục các bước truy cập. Về lâu dài, Việt Nam cần quản lý tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bằng hệ thống cơ sở dữ liệu. Trong đó, quản lý việc xem, nghe, tải xuống… bằng tên tài khoản với tên đăng nhập và mật khẩu. Những điều này phải được luật hóa bằng quy định vào các văn bản quy phạm pháp luật”.

Trước lo ngại về việc dù có cơ sở dữ liệu chung, người dùng vẫn có thể tải xuống, phát tán lên mạng xã hội, GS Lee Dae Hee cho rằng, người dùng có thể tải xuống nhưng đó chỉ là bản sao tạm thời, phục vụ phát trên thiết bị liên kết với tài khoản đăng ký với cơ sở dữ liệu; sau một thời gian sẽ không thể sử dụng. Nếu vẫn cố tình phát tán trái phép, người dùng sẽ buộc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với sai phạm của mình như đã đồng ý với quy định cơ sở dữ liệu đặt ra.

Cũng liên quan đến vấn đề này, bà Phạm Thị Kim Oanh khẳng định, thời gian tới, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, tiến tới xây dựng Luật Bản quyền tác giả độc lập theo thực tiễn pháp luật và tập quán quốc tế. Cục cũng sẽ tăng cường hợp tác quốc tế, tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan xuyên biên giới và trên không gian mạng. 

 

 Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomal­lei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị… lãng quên.

(PGS.TS ĐỖ DUY CƯỜNG, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới)

NAM ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top