Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Chuyên gia Ấn Độ khảo sát, chuẩn bị trùng tu Phật viện Đồng Dương

Thứ Sáu 05/05/2023 | 10:06 GMT+7

VHO- Các chuyên gia Ấn Độ vừa có đợt khảo sát hiện trạng Khu di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương (xã Bình Định Bắc, Thăng Bình, Quảng Nam) để có thêm thông tin chuẩn bị phương án trùng tu, bảo tồn di tích này.

 Đoàn chuyên gia Ấn Độ cùng BQL Di tích và Danh thắng Quảng Nam khảo sát lần 2 Phật viện Đồng Dương vào cuối tháng 4 vừa qua

Ông Phan Văn Cẩm, Giám đốc Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Quảng Nam, cho biết đoàn chuyên gia đến từ Viện Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã phối hợp cùng Ban quản lý và Phòng VHTT huyện Thăng Bình tiến hành khảo sát thực tế lần 2 hiện trạng Khu di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương. Đoàn đã tiến hành đánh giá ban đầu về thực trạng, định hướng công tác bảo tồn, phục dựng Phật viện Đồng Dương. Đồng thời trao đổi nắm thêm thông tin về vị trí, quy mô, quá trình lịch sử của công trình để chuẩn bị phương án, kế hoạch trùng tu, bảo tồn sắp tới.

Qua khảo sát thực tế, đoàn chuyên gia ASI cho biết, vào khoảng cuối tháng 6 tới sẽ cử 5 chuyên gia đến Phật viện Đồng Dương. Trong khoảng thời gian 1 tháng, các chuyên gia sẽ tiến hành đo vẽ nền móng để lập hồ sơ phục vụ công tác tu bổ, phục dựng di tích. Dự kiến thăm dò, khai quật khảo cổ phạm vi 7,3 ha với tổng diện tích hố đào khoảng 1.200m2. Trong đó, phạm vi khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích (5,3 ha) với tổng diện tích hố đào khoảng 1.000m2; các địa điểm có liên quan nằm ngoài khoanh vùng bảo vệ di tích (2 ha) với tổng diện tích hố đào khoảng 200m2. Ngoài ra, dọn dẹp mặt bằng, phát lộ khu vực di tích tại tháp Sáng và phụ cận với tổng diện tích khoảng 2.000m2. Đặc biệt là hỗ trợ phục hồi cổng chính và các cổng phụ của khu di tích theo đúng nguyên trạng ban đầu. BQL Di tích và Danh thắng tỉnh sẽ chịu trách nhiệm cung cấp cho ASI các tư liệu, hình ảnh, bản vẽ liên quan đến những công trình kiến trúc cần được tu bổ, phục dựng để có cơ sở nghiên cứu và tiến hành công việc.

Về thực trạng của Phật viện Đồng Dương, hiện nay những chi tiết kiến trúc trên mặt đất không còn nguyên vẹn do sự xâm thực, tàn phá của thời gian, thiên nhiên và chiến tranh, nay chỉ còn lại một mảng tường gạch duy nhất của tháp Sáng, hiện đang được chống đỡ bởi những trụ sắt kiên cố để tránh nguy cơ bị đổ sập. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng di tích, có xem xét đến những yếu tố phát triển du lịch địa phương, đoàn khảo sát cũng đã thống nhất nội dung bảo tồn, tôn tạo di tích theo hướng tu bổ và phục dựng hệ thống cổng và tường thành 2 bên (bao gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ) nhằm góp phần phục hồi diện mạo và quy mô khu di tích (những vị trí này không ảnh hưởng đến việc khai quật khảo cổ học và tu bổ tháp Sáng do Sở VHTTDL tỉnh phối hợp thực hiện).

 Cổng tháp Sáng tại di tích Phật viện Đồng Dương phải chống đỡ 2 lần bằng hệ thống sắt, thép

Cổng chính nằm ngay lối vào Phật viện là một phức hợp kiến trúc có khối lượng xây lắp, tu bổ lớn (tương đương bằng 4 tháp Chăm thông thường); là một điểm nhấn của toàn bộ khu Phật viện, biểu tượng tiêu biểu của giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ, dấu ấn của Phật giáo Chămpa và khu vực Đông Nam Á thời trung đại. Hai cổng phụ có quy mô nhỏ hơn, nằm bên trong khu di tích, có vai trò giới hạn giữa các phân khu chức năng như: Khu Tăng xá (nơi ở của tăng sinh), khu giảng đường và khu chánh điện (nơi thờ cúng)…

Tại buổi làm việc, ông Bhima, Giám đốc bảo tàng thuộc ASI cũng đánh giá cao công tác bảo tồn di tích văn hóa của địa phương, đồng thời cho biết việc giúp khôi phục công trình này thể hiện tinh thần hợp tác hữu nghị giữa hai nước, cùng nhau gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể. Được biết, tháng 12.2022, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt chủ trương đầu tư hơn 5,1 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và Chính phủ Ấn Độ cam kết hỗ trợ thực hiện công tác bảo tồn, trùng tu Phật viện Đồng Dương. Dự án thực hiện từ năm 2024-2025, quy mô đầu tư gồm: Thăm dò, khai quật khảo cổ cho phạm vi 7,3 ha với tổng diện tích hố đào khoảng 1.200m2. Trong đó trong phạm vi khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích (5,3 ha), tổng diện tích hố đào khoảng 1.000m2; Các địa điểm có liên quan nằm ngoài khoanh vùng bảo vệ di tích (2,0 ha), tổng diện tích hố đào khoảng 200m2; Dọn dẹp mặt bằng, phát lộ khu vực di tích tại khu vực tháp Sáng và phụ cận với tổng diện tích khoảng 2.000m2.

Mục tiêu của dự án là xác định vùng quy hoạch, khu vực quản lý và cung cấp các tư liệu khoa học thực tế để làm cơ sở định hướng cho việc lập quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương.

Di tích Phật viện Đồng Dương được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt vào ngày 22.12.2016 - là loại hình di tích khảo cổ học. Báo Văn Hóa cũng đã có nhiều bài viết phản ánh về việc cần nhanh chóng tìm kiếm giải pháp, ứng xử thích hợp để bảo tồn và phát huy giá trị di tích này. 

 KHÁNH CHI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top