Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

09 Tháng Mười Hai 2023

Quảng Bình: Xuất hiện đàn khỉ mốc quý hiếm ở khu vực bảo tồn voọc gáy trắng

Thứ Bảy 16/09/2023 | 15:44 GMT+7

VHO - Tại khu vực bảo tồn voọc gáy trắng ở vùng núi Thiết Sơn (huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình) vừa xuất hiện 2 đàn khỉ mốc quý hiếm với số lượng khoảng 37 con. Khỉ mốc là động vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ khẩn cấp.

Đàn khỉ mốc quý hiếm xuất hiện ở vùng núi Thiết Sơn (Tuyên Hoá, Quảng Bình)   Ảnh: Thanh Tú

Ngày 16.9, ông Nguyễn Thanh Tú, Trưởng nhóm giữ voọc gáy trắng cộng đồng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) xác nhận vừa xuất hiện 2 đàn khỉ mốc quý hiếm gần khu dân cư ở vùng núi Thiết Sơn.

Qua theo dõi, kiểm đếm số lượng 2 đàn khỉ mốc gồm 37 con, một đàn có 21 con và một đàn khác 16 con. Khỉ mốc có tên khoa học Macaca assamensis, thuộc bộ khỉ hầu, là động vật thuộc nhóm IIB, nhóm động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ khẩn cấp.

Khỉ mốc là động vật thuộc nhóm IIB, nhóm động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ khẩn cấp

Theo ông Tú, sở dĩ các đàn khỉ mốc mỗi ngày mỗi đông và kéo về khu bảo tồn voọc gáy trắng là do nơi này an toàn, thức ăn dồi dào, không bị đe dọa bởi nạn săn bắn trộm. Với lại, khu vực bảo tồn voọc gáy trắng ở xã Thạch Hóa, Đồng Hóa được bảo vệ nghiêm ngặt nên các đàn khỉ mốc không sợ người.

Được biết, khu vực bảo tồn voọc gáy trắng tại hai xã Thạch Hóa, Đồng Hóa được UBND tỉnh Quảng Bình thu hồi từ nhiều mỏ đá để quy hoạch thành rừng đặc dụng với diện tích hơn 500ha. Năm 2010, từ vài con voọc gáy trắng đầu tiên sống trên núi đá vôi gần khu dân cư được người dân phát hiện, đến nay voọc gáy trắng đã được cộng đồng quản lý, bảo tồn chặt chẽ và phát triển hàng năm.

Tại vùng núi Thiết Sơn, nơi sinh trưởng của voọc gáy trắng được người dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt

Theo thống kê hiện có khoảng 22 đàn voọc gáy trắng với 156 cá thể chủ yếu sinh sống tại 2 xã Thạch Hóa và Đồng Hóa.

Thời gian qua, UBND huyện Tuyên Hoá đã ban hành Quy chế phối hợp quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học khu vực quy hoạch rừng đặc dụng. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để việc bảo vệ đàn voọc và khỉ cùng các loài động vật khác trong khu vực rừng đặc dụng.

TÂN BÌNH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Mười Hai 2023»
T2T3T4T5T6T7CN
27
28
29
30
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Lần đầu tiên tổ chức Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng tại Hà Nội

Lần đầu tiên tổ chức Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng tại Hà Nội

VHO - Tối 8.12, Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng năm 2023 tại Hà Nội với chủ đề "Non nước Cao Bằng - Xứ sở thần tiên" do UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức đã khai mạc tại Khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Chi tiết
10
11121314151617
18192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2023 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top