Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Sợ quá!

Thứ Hai 10/09/2018 | 09:26 GMT+7

VH- Những ngày qua, dân mạng liên tục chia sẻ các clip học sinh tập đọc với phương pháp theo Công nghệ Giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại. Nhiều người chỉ trích thậm tệ phương pháp học này.

Giáo dục - đặc biệt đối với bậc tiểu học là hệ trọng, được các bậc phụ huynh quan tâm âu đó cũng là chuyện bình thường. Chỉ không bình thường ở cái cách phê phán theo tâm lý bầy đàn, đám đông.

 Thực ra cách đánh vần theo công nghệ giáo dục không phải là mới mà đã có từ 40 năm nay, được áp dụng thành công ở nhiều trường học trên cả nước. Trải qua thời gian, phương pháp tập đọc theo Công nghệ Giáo dục cho thấy có nhiều ưu việt. Tất nhiên, đây cũng là một phương pháp học và phương pháp nào cũng có ưu, nhược của nó, riêng phương pháp này như nhiều chuyên gia chỉ ra, cũng có những nội dung cần phải điều chỉnh.

Thế nhưng nhiều người dù chưa rõ bản chất vụ việc (hoặc cố tình không hiểu) đã vội vàng chỉ trích, kỳ công cắt ghép các video xuyên tạc, gây bức xúc, hoang mang trong dư luận. Thật lạ và thật đáng sợ, không cần tìm hiểu mà chỉ xem qua các video xuyên tạc để rồi like, share, nói lấy được với những ngôn từ phản giáo dục nhất như một cuộc “đấu tố” trên mạng xã hội… Xã hội rồi sẽ ra sao nếu cứ theo đám đông khi chưa hiểu đã phán, không biết còn rủa? Trong khi đó, chính những người trong cuộc, các nhà giáo, cựu học sinh, các bậc phụ huynh đã từng cho con theo học hệ thống trường Thực nghiệm lại có cái nhìn bình thản và ủng hộ nhiệt thành cho phương pháp này. Số đông là sức mạnh nhưng chưa hẳn đã là chân lý. Một xã hội chẳng thể nào phát triển khi thiếu sự bao dung, không tôn trọng sự khác biệt, nuôi dưỡng cái mới, cái tiến bộ.

Lời dạy của người xưa “uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói” bỏ đi đâu rồi, hỡi các “anh hùng bàn phím”? Có lẽ đã đến lúc phải nhìn nhận lại hai từ mà chúng ta thường hay nói với nhau: Văn hoá và Trách nhiệm. Ứng xử có Văn hoá và sống có Trách nhiệm. Trách nhiệm với những người xung quanh. Với chính mình. Với những việc mình làm. Và trong thời đại công nghiệp 4.0 này thì càng phải có trách nhiệm với những gì mình nói!

Một bạn đọc viết: “Chưa bàn đến cách đánh vần đó đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, phương pháp nào sẽ tốt hơn..., chỉ riêng việc lao vào to tiếng chửi thứ mình không biết rõ chắc chắn là không hợp lý. Các bạn đang bàn về giáo dục bằng những ngôn ngữ phản giáo dục nhất trong tiếng Việt để... bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Hãy bỏ thời gian nghiên cứu một tí trước khi tranh cãi, tranh luận vấn đề gì nhé”. Đơn giản nhưng chí lý. 

PHAN THANH NAM

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top