Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Dân tộc - miền núi

29 Tháng Ba 2024

Nghệ An: Khu tái định cư Khe Mừ bị bỏ hoang

Thứ Tư 18/10/2017 | 09:38 GMT+7

VH- Nhằm mục đích đưa hộ dân vạn chài ở dọc sông Lam an cư lạc nghiệp, có đất ở, đất sản xuất khi lên bờ, ngày 21.4.2009, UBND tỉnh Nghệ An đưa ra Dự án xây dựng các khu tái định cư (TĐC) cho hộ dân vạn chài trên sông Lam và vùng đặc biệt khó khăn huyện Thanh Chương.

Gần 300 hộ dân chài ven sông Lam được bố trí tại khu TĐC Khe Mừ ở xã Thanh Thủy và khu TĐC Triều Dương xã Thanh Lâm đều ở huyện Thanh Chương.
Để triển khai dự án khu TĐC Khe Mừ, chủ đầu tư đã tiến hành thu hồi gần 300 ha đất sản xuất của 49 hộ dân ở xã Thanh Thủy và vùng lân cận của huyện Thanh Chương. Người dân có đất sản xuất tại khu vực Khe Mừ cũng đã nghiêm chỉnh chấp hành bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Chi cục Phát triển nông thôn (PTNT) tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Đại Cát Thành ở số 4, Phố Huế (Hà Nội) thi công. Ngày 7.5.2010, các dự án TĐC này được khởi công xây dựng với số vốn ban đầu là 74 tỉ đồng, sau đó điều chỉnh lên gần 84 tỉ đồng.
Sau một thời gian thi công, dự án bị dừng lại do thiếu vốn, một số hạng mục công trình dở dang, bắt đầu hư hỏng xuống cấp. Đến nay, khu tái định cư này, ngoài con đường rải nhựa vẫn chỉ là một bãi đất bỏ hoang, cây cối mọc um tùm, hai khu nhà văn hóa dở dang được người dân tận dụng nuôi nhốt gia súc, đường dây điện, trạm điện chưa hoàn thiện. Người dân địa phương cho biết đất TĐC bỏ hoang lâu, gây lãng phí nên đã trồng cây keo lai.
Nói về vấn đề này, ông Phan Duy Trinh, Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy cho biết: “Dự án chậm tiến độ gần 7 năm qua, tuy nhiên chưa thấy được tiếp tục triển khai, dù chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư nhiều lần muốn bàn giao cho địa phương quản lý nhưng chúng tôi không nhận. Địa phương chỉ nhận bàn giao khi dự án đã được nghiệm thu, hoàn thành. UBND xã đã có văn bản thông báo đến người dân trên địa bàn đó là đất đã được nhà nước thu hồi, bàn giao cho dự án tái định cư, người dân không được lấn chiếm canh tác. Sắp tới, UBND xã sẽ rà soát các hộ dân đã lấn chiếm đất trồng cây; yêu cầu cam kết phải trả lại đất bởi dự án tái khởi động trở lại sẽ rất khó khăn vì tiếp tục vướng mặt bằng ở các diện tích đất bị tái lấn chiếm”.
Trên địa bàn Nghệ An cũng đã xảy ra một số trường hợp như trên, Dự án thủy lợi bản Mồng, huyện Quỳ Hợp chậm tiến độ do thiếu vốn, người dân đã lấn chiếm đất dự án trồng cây nông, lâm nghiệp đã khiến huyện Quỳ Hợp và các ngành chức năng cũng như chủ đầu tư tốn nhiều thời gian, kinh phí để đòi lại đất lấn chiếm, thậm chí phải dùng biện pháp cưỡng chế những hộ không chịu bàn giao mặt bằng đã lấn chiếm.


Phạm Ngân

Print

Video

© BÁO ĐIỆN TỬ VĂN HÓA
Cơ quan chủ quản: Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch Giấy phép
Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19-08-2016
2018 Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Ghi rõ nguồn "Báo Văn Hóa" khi phát hành lại thông tin
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng biên tập: CHU THỊ THU HẰNG
Phó tổng biên tập: LƯƠNG TRUNG HIẾU
Phó tổng biên tập: PHAN THANH NAM
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top