Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Du lịch

19 Tháng Ba 2024

Kiên Giang phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP

Thứ Hai 15/08/2022 | 10:37 GMT+7

VHO- Tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt đề án Phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. 

Chương trình nghệ thuật khám phá đất Phương Nam giới thiệu những đặc sản của vùng sông nước

Nhằm phát huy hiệu quả giá trị bản địa, góp phần khai thác tiềm năng về du lịch tại khu vực nông thôn theo hướng bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng, thu thập và hiện trạng kinh tế - xã hội ở các khu vực nông thôn, nâng cao cuộc sống người nông dân, phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP.

Mục tiêu cụ thể của đề án, phấn đấu đến năm 2025: Có ít nhất 04 điểm du lịch nông thôn được tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao, định hướng 5 sao. Đến năm 2030: Có ít nhất 12 điểm du lịch nông thôn được tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao, trong đó có sản phẩm được tham gia, đánh giá phân hạng 5 sao quốc gia.

Để thực hiện đề án đạt hiệu quả, tỉnh triển khai 03 nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng tạo điều kiện cho các địa phương hình thành các mô hình quản lý về du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng như: Mô hình các doanh nghiệp do cộng đồng cùng sở hữu và điều hành (doanh nghiệp cộng đồng, doanh nghiệp xã hội); mô hình liên doanh giữa cộng đồng và doanh nghiệp tư nhân; mô hình liên kết giữa các cư dân địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch với nhau thành lập một đơn vị điều hành (Hợp tác xã, Ban Quản lý, Tổ tự quản, Hội quán,...). Đẩy mạnh nhận thức của các bên liên quan trong việc nhận diện tài nguyên du lịch nông thôn tại địa phương, phát triển các ý tưởng về sản phẩm và khai thác các tài nguyên để hình thành dịch vụ du lịch nông thôn theo hình thức liên kết chuỗi giá trị. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương vào sản phẩm du lịch để nâng cao tính độc đáo, lợi thế cạnh tranh. Xây dựng phương án phát triển sản phẩm gắn với các thị trường mục tiêu để tạo ra hiệu quả kinh tế và tăng trưởng doanh thu. Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý, bảo đảm số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và đề xuất chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động toàn diện, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, vận động đoàn viên, thanh niên mạnh dạn đầu tư.

 Gian hàng triển lãm tại Hội chợ các sản phẩm đặc sản của Kiên Giang 

Nhóm giải pháp về khả năng tiếp thị, nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp, hiệu quả; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội. Định hướng quảng bá toàn chuỗi giá trị du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP. Mở rộng liên doanh liên kết với các tỉnh, các vùng lân cận để trao đổi thông tin thị trường, xây dựng hệ thống dự báo thị trường, tìm kiếm đối tác,... để thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển; kêu gọi, xúc tiến đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch. Xây dựng thương hiệu du lịch gắn với sản vật địa phương, xây dựng câu chuyện truyền thông, marketing thương hiệu mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch địa phương nói chung và du lịch nông thôn nói riêng.

Nhóm giải pháp về chất lượng sản phẩm, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nông thôn gắn liền với xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, phát triển cảnh quan, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn di sản văn hóa địa phương. Kêu gọi đầu tư, phát triển các dịch vụ bổ sung cho du lịch nông thôn cũng như quan tâm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm cho du khách để kéo dài thời gian lưu trú và tăng doanh thu cho ngành du lịch. Chú ý các vấn đề an toàn, an ninh trật tự cho du khách tại điểm đến. Chuyên nghiệp hóa chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân lực du lịch. Gắn chất lượng sản phẩm với nhu cầu thị trường và các yêu cầu trong Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm. Xây dựng bản đồ các điểm du lịch nông thôn được đánh giá, phân hạng, tăng cường khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại để quảng bá chất lượng sản phẩm du lịch nông thôn.

THẾ HẠNH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top