Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

TP.HCM ưu tiên quỹ đất để xây dựng trường, lớp

Thứ Tư 21/08/2019 | 11:07 GMT+7

VHO- UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn TP, thực hiện từ năm 2019 đến tháng 7.2023. Trong đó nhấn mạnh công tác đào tạo giáo viên, sắp xếp quy hoạch mạng lưới trường lớp và biên soạn tài liệu giáo dục địa phương.

 Chương trình giáo dục địa phương sẽ chú ý đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân cư...

Chú trọng đào tạo giáo viên các môn Giáo dục nghệ thuật, GDCD

Theo đó, UBND TP yêu cầu rà soát hiện trạng, nhu cầu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên từng cấp học, lớp học, môn học theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, từ đó xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ hiện có, tuyển dụng và thực hiện tinh giản biên chế phù hợp với đặc thù của địa phương, đảm bảo số lượng và chất lượng để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông. Kế hoạch đề ra nhiệm vụ tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên hàng năm, từ năm 2019-2023. Chú ý các lớp bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên thực hiện các môn tích hợp, chẳng hạn bồi dưỡng giáo viên chuyên ngành Tin học dạy môn Tin học và Công nghệ, bồi dưỡng giáo viên chuyên ngành Lịch sử, giáo viên chuyên ngành Địa lí dạy môn Lịch sử và Địa lí,…

Bên cạnh đó, TP yêu cầu các đơn vị cần chủ động rà soát đội ngũ, bố trí sắp xếp để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu để đào tạo giáo viên dạy các môn học, nhất là các môn: Giáo dục nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Thể dục, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học, Tin học và Khoa học tự nhiên ở cấp THCS. Các đơn vị liên quan cần có kế hoạch rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, ưu tiên quỹ đất xây dựng trường lớp ở các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các cơ sở giáo dục có tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đặc biệt, ở cấp tiểu học, xây dựng phòng học ưu tiên bảo đảm 1 lớp/phòng, thực hiện chương trình 2 buổi/ngày ở khối lớp 1 và lộ trình đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày ở cả cấp học.

Tiến độ thực hiện Kế hoạch chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ nay đến tháng 6.2020; giai đoạn 2 từ tháng 6.2020 - 6.2021; giai đoạn 3 từ tháng 6.2021 - 6.2022; giai đoạn 4 từ tháng 6.2022 - 7.2023. Kế hoạch đề ra mục tiêu đến tháng 7.2023, TP sẽ hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 4, lớp 5, lớp 8, lớp 9, lớp 11 và lớp 12, đảm bảo số lượng và chất lượng giáo viên thực hiện giáo dục phổ thông.

Tài liệu giáo dục địa phương trình bày dưới dạng song ngữ Việt - Anh

Về công tác biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, kế hoạch của UBND TP cho biết, quan điểm xây dựng chương trình là nội dung giáo dục của địa phương tại TP.HCM là thành phần của Chương trình giáo dục phổ thông, tuân thủ các quy định nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời chú ý đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân cư của TP. Mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của nhân dân TP.HCM; Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Đáng chú ý, nội dung giáo dục địa phương của TP được trình bày dưới dạng tài liệu song ngữ Việt - Anh và được xây dựng dưới dạng chủ đề dạy học để nhà trường chọn lựa khi tổ chức thực hiện chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nội dung của giáo dục địa phương tại TP sẽ tập trung tích hợp các vấn đề cơ bản của tự nhiên, địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế - xã hội; chú trọng nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị nhân văn, gắn lí thuyết với thực hành, giúp học sinh hiểu biết, tự hào về quê hương, đồng thời tham gia giới thiệu, quảng bá hình ảnh mọi mặt đời sống xã hội TP ra thế giới.

UBND TP cho biết sẽ xây dựng đề án, kế hoạch và lộ trình soạn thảo chương trình giáo dục địa phương, tổ chức lấy ý kiến các sở ngành, các tổ chức có liên quan để chương trình đảm bảo liên kết chặt chẽ với chương trình phổ thông mới và gắn liền với sự phát triển của TP.HCM. 

 THÙY TRANG

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top