Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Không khí Hà Nội đang ở mức báo động: Chuyên gia nói gì?

Thứ Sáu 20/09/2019 | 09:11 GMT+7

VHO- Tại Việt Nam, các lớp nghịch nhiệt thông thường sẽ xuất hiện vào giai đoạn mùa thu khi bắt đầu có đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống. Hiện tượng nghịch nhiệt cùng với thời tiết giao mùa khiến chất lượng không khí các tỉnh miền Bắc ở mức kém.

Lớp không khí ô nhiễm do hiện tượng nghịch nhiệt gây ra

Số liệu từ các điểm quan trắc không khí tự động những ngày qua cho thấy, chất lượng không khí nhiều tỉnh miền Bắc, nhất là ở Hà Nội, đang ở mức báo động, tương đương mức cảnh báo “nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài” vào thời điểm sáng sớm hàng ngày. Tại TP. Hà Nội, trong 3 ngày qua mức độ ô nhiễm không khí đo được ở hơn 20 điểm luôn ở ngưỡng trên 100 (mức Xấu). 

Lý giải nguyên nhân của tình trạng trên, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, nghịch nhiệt là một trong những yếu tố khiến chất lượng không khí kém những ngày qua.

Ở Việt Nam, các lớp nghịch nhiệt thông thường sẽ xuất hiện vào giai đoạn mùa thu khi bắt đầu có đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống. Không khí lạnh chỉ là một lớp mỏng nên chỉ làm lạnh nhiệt độ ở tầng thấp; khi đó nhiệt độ tầng thấp bị lạnh sẽ thấp hơn nhiệt độ trên cao gây ra nghịch nhiệt. Có 2 giai đoạn thường xảy ra nghịch nhiệt là mùa thu và mùa xuân.

Nếu theo phân bổ nhiệt thông thường sẽ làm cho các phần tử khí có thể dễ dàng đi lên trên, không khí dưới mặt đất dễ dàng đi lên cao mang theo các chất gây ô nhiễm. Ông Hoàng Phúc Lâm nêu ví dụ, một lượng chất ô nhiễm được trải đều trên một lớp không khí dày từ 35km, tự nhiên nồng độ sẽ giảm đi thế nhưng khi có nghịch nhiệt, cùng một lượng chất gây ô nhiễm bị nén lại trong lớp không khí chỉ có 1,5km khiến cho ô nhiễm không khí tăng lên.

Lý giải thêm về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội, ông Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, ngày có nắng, đêm lại lặng gió khiến tỉ lệ bụi vốn đã cao do các phương tiện giao thông, công trình xây dựng thải ra không khuếch tán được ra khỏi khu vực trung tâm. Chính vì thế, người dân ra ngoài đường sẽ nhìn thấy lớp sương mờ nhưng thực chất là khói bụi bị giữ lại chưa phát tán được.

Có một nguyên nhân chủ quan nữa là vào thời điểm này hàng năm, các vùng ngoại thành của Hà Nội đang vào mùa gặt, đốt rơm rạ nhiều nên gây khói ảnh hưởng đến nội đô.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bản chất của việc ô nhiễm là do bụi bẩn ở đường phố rất lớn, khi thời tiết thông thoáng thì bụi bẩn khuếch tán được trong không khí, nhưng khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, toàn bộ lượng bụi này lưu lại tầng thấp trong không khí.

Cũng theo ông Hoàng Dương Tùng, hiện tượng nghịch nhiệt không thể tránh được, vì qua theo dõi các năm, thường vào các tháng đầu mùa đông, có tháng xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt 1-2 lần, có tháng xảy ra 5-7 lần, có tháng xảy ra hàng chục lần.

"Trước đây chúng ta ít để ý đến hiện tượng nghịch nhiệt vì ô nhiễm bụi bẩn không nhiều. Còn hiện nay chất lượng không khí được quan trắc tự động hàng ngày, mọi người thấy rõ sự suy giảm chất lượng không khí nên rất quan tâm” – ông Hoàng Dương Tùng cho biết.

Theo khuyến cáo, để bảo vệ bản thân trước nguy hại của bụi siêu mịn, người lớn, trẻ em nên đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế lưu thông vào những lúc đường đông, tránh khu vực thường bị ô nhiễm như khu công nghiệp, đường cao tốc... Có thể dùng khẩu trang chống bụi có chỉ số KF80, 94 hoặc 99. Chỉ số càng cao, khẩu trang càng lọc được nhiều bụi siêu mịn. 

CHINHPHU.VN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top