Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Kiểm soát thị trường mỹ phẩm: Bài toán khó bảo vệ người tiêu dùng

Thứ Hai 20/07/2020 | 08:09 GMT+7

VHO-  Các mặt hàng mỹ phẩm muốn lưu thông trên thị trường Việt Nam cần phải được cấp giấy Chứng nhận lưu hành (CFS), một số doanh nghiệp cho rằng điều này đang gây khó khăn cho nhập khẩu, giảm lợi ích của người tiêu dùng.

 Nhiu ý kiến cho rng cn có CFS để qun lý cht lượng m phẩm

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng nếu bỏ CFS thì nguy cơ mỹ phẩm kém chất lượng sẽ xâm nhập vào Việt Nam, có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng, thì cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm sẽ phải chịu trách nhiệm.

Nhu cầu sử dụng tăng

Bà Đinh Thị Thu Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của người dân ngày càng cao, các sản phẩm mỹ phẩm là thứ không thể thiếu của mỗi gia đình. Mỹ phẩm bao gồm chủ yếu các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân hằng ngày như dầu gội, kem đánh răng, nước rửa tay, sữa rửa mặt... Theo một số liệu thống kê cho thấy, gần đây số người sử dụng mỹ phẩm đã tăng lên 30%, trước nhu cầu sử dụng mỹ phẩm gia tăng thì số lượng mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng nhiều hơn. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tăng sức cạnh tranh và tăng lựa chọn cho người tiêu dùng.

Để xuất, nhập khẩu thì các sản phẩm cần được cung cấp CFS tại quốc gia nơi xuất xứ của sản phẩm, có nước là Hiệp hội, có nước là cơ quan nhà nước cấp. Theo ông Cao Đăng Vinh, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp), CFS là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp để chứng nhận sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Chính vì vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa được các sản phẩm của mình vào thị trường các nước này thì bắt buộc phải có CFS để ghi nhận là căn cứ rằng sản phẩm đã được phép lưu hành tại Việt Nam và đây là một trong những tiêu chí để đánh giá độ uy tín về sản phẩm.

Theo bà Trần Thị Phương Mai, Chủ tịch Chi hội Mỹ phẩm, quy định này ra đời năm 2011 và đã làm tròn sứ mệnh của mình ở thời điểm đó. Nhưng trước sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp mỹ phẩm hiện nay, có khi 6 tháng đã ra đời một sản phẩm mới thì nhiều nước đã bỏ quy định CFS như khối các nước châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia…, một số nước yêu cầu đơn giản hơn là CFS được cấp bởi các hiệp hội nghề nghiệp. Tại các nước ASEAN hiện nay chỉ còn 3 quốc gia yêu cầu CFS là Việt Nam, Lào, Campuchia. “Với yêu cầu CFS phải được cấp từ cơ quan nhà nước theo quy định của Việt Nam hiện nay thì sẽ mất rất nhiều thời gian, làm mất cơ hội của doanh nghiệp, đồng thời người tiêu dùng cũng phải chịu thiệt thòi khi phải chịu chi phí đội giá từ việc xin giấy phép, không được tiếp cận kịp thời với sản phẩm mới của thế giới, hoặc phải sử dụng hàng xách tay không đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ. Trong khi đó, việc xin giấy phép CFS nhiều khi chỉ mang tính hình thức, vì khi mang sản phẩm đi đánh giá chất lượng là một loại, nhưng kinh doanh buôn bán lại là sản phẩm chất lượng không đạt như lúc đi xin giấy phép. Do đó nên cắt giảm yêu cầu CFS để thúc đẩy phát triển ngành mỹ phẩm, tăng cường việc kiểm tra, quản lý hậu kiểm sản phẩm bán thực tế trên thị trường hơn là xin giấy phép”, bà Mai kiến nghị.

Nỗi lo chất lượng

Nói rõ hơn về bất cập trong CFS, bà Trần Thị Xuân Hằng, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) chia sẻ do mỗi nước có quy định, mẫu CFS khác nhau, một số quốc gia không có thông tin nhà sản xuất mà chỉ có thông tin công ty chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Một số mẫu CFS không có tên, chữ ký cũng như dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS. Điều này dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp khi phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc xin cấp CFS để hoàn thiện hồ sơ nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam. Đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp trên thế giới thì việc hợp pháp hoá các văn bản này để thực hiện công bố mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam lại càng gặp trở ngại. Theo bà Hằng, nếu giữ nguyên như quy định hiện hành thì người dân hạn chế được việc mua mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng lại có những bất cập trên, còn Nhà nước phải thêm chi phí cho nhân lực kiểm tra, lập hồ sơ CFS…

Ngoài ra, đại diện Vụ Pháp chế cũng đưa ra hai phương án khác đó là: Phương án 1, đối với các nước ngoài các nước tham gia CPTPP, quy dịnh bổ sung thêm trường hợp không có giấy chứng nhận CFS trong hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm thì có thể nộp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm GMP” hoặc ISO 22716 hoặc giấy phép sản xuất mỹ phẩm hoặc phiếu công bố/đăng ký mỹ phẩm của một nước bất kỳ trong khối ASEAN; Phương án 2, bỏ quy định về yêu cầu CFS trong hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm và thực hiện kiểm soát chất lượng bằng hình thức hậu kiểm. “Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí do không phải xin cấp CFS khoảng 96-560 tỉ đồng/năm. Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có khả năng tiếp cận sản phẩm với giá thành rẻ hơn và thời gian tiếp cận nhanh hơn. Tuy nhiên, việc không có giấy chứng nhận CFS có thể tăng nguy cơ mỹ phẩm nhập khẩu không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Điều này lại dẫn tới khả năng sẽ phát sinh chi phí để khám chữa bệnh do sử dụng sản phẩm mỹ phẩm giả, kém chất lượng”, bà Trần Thị Xuân Hằng nhấn mạnh. 

 QUỲNH HOA

=

 

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top