Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Kiểm tra thực hiện Phong tràoTDĐKXDĐSVH tại Thái Nguyên, Hòa Bình: Cần sớm có giải pháp tháo gỡ vướng mắc

Thứ Hai 03/08/2020 | 09:55 GMT+7

VHO- Triển khai chương trình công tác năm 2020 của BCĐ TƯ Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH), cuối tuần qua, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Đoàn kiểm tra do lãnh đạo Văn phòng Thường trực BCĐ TƯ làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế kết quả thực hiện Phong trào này năm 2020 trên địa bàn hai tỉnh Thái Nguyên, Hòa Bình.

 Đoàn kiểm tra khảo sát thực tế tại Khu Bảo tồn Làng Nhà sàn Dân tộc Sinh thái Thái Hải (Thái Nguyên)

 Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện phong trào, Đoàn trực tiếp khảo sát thực tế tại một số cơ sở thiết chế văn hóa điển hình, thăm những mô hình tiêu biểu về xây dựng và phát triển đời sống văn hóa trên từng địa bàn.

Đẩy mạnh nhân rộng mô hình điểm

Ghi nhận kết quả thiết thực trong triển khai Phong trào TDĐKXDĐSVH, ông Lương Đức Thắng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực BCĐTƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH, Trưởng đoàn kiểm tra chia sẻ tâm đắc với những cách làm mới mẻ, những ý tưởng, mô hình sáng tạo trong cộng đồng.

“Đó là các mô hình gần gũi, thiết thực, gắn với cuộc sống cộng đồng, xuất phát từ thực tế để giải quyết những vướng mắc đang đặt ra. Đó cũng chính là sự khẳng định sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào. Những mô hình tiêu biểu, sáng tạo đó sẽ tạo thành động lực cho sự phát triển”, ông Thắng khẳng định. Đơn cử, tại Thái Nguyên, hưởng ứng Phong trào “Học tập lao động sáng tạo”, năm 2019, các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” phát triển mạnh mẽ. Có 236.924 gia đình được công nhận “Gia đình học tập”, 680 chi họ được công nhận “Dòng họ học tập”, 2432 cộng đồng được công nhận “Cộng đồng học tập” và 691 đơn vị cấp huyện được công nhận “Đơn vị học tập”… Tại những địa chỉ Đoàn tới khảo sát thực tế là Khu Bảo tồn Làng Nhà sàn Dân tộc Sinh thái Thái Hải; Nhà văn hóa Nam Thái và hai cơ sở sản xuất chè trên địa bàn xã Tân Cương, nhiều mô hình điểm về xây dựng các thiết chế văn hóa cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo nền tảng cho sự phát triển đã được ghi nhận và đánh giá cao về những tác động thiết thực đến đời sống cộng đồng. Điển hình như tại Làng Nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, các không gian bảo tồn nghi lễ, sinh hoạt truyền thống được người dân gìn giữ như những tài sản vô giá. Và đó cũng chính là “kho tàng” để Khu Bảo tồn hấp dẫn, thu hút du khách gần xa.

 Đoàn kiểm tra tại xóm Chiến, xã Vân Sơn (huyện Tân Lạc, Hoà Bình)

Tỉnh miền núi Hòa Bình với đặc thù có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 63,3%. Theo Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hòa Bình Lưu Huy Linh, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, thể hiện trong phong tục tập quán, kiến trúc nhà ở, trang phục, dân ca dân vũ, nhạc cụ truyền thống đặc sắc và nhiều lễ hội dân gian độc đáo. Đặc biệt, Hòa Bình là nơi sản sinh và còn lưu giữ những áng Mo sử thi “Đẻ đất- Đẻ nước” của người Mường. Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo này trên địa bàn đã tạo sức lan tỏa, trở thành nền tảng cho sự phát triển. Nhiều cá nhân tiêu biểu trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc như CLB Chiêng Mường xóm Củ xã Tú Sơn, CLB Chiêng Mường của Hội Người cao tuổi xã Vĩnh Đồng, CLB Mo Mường huyện Lạc Sơn…

Tại hai địa chỉ trên địa bàn huyện Tân Lạc được Đoàn kiểm tra khảo sát cho thấy, sức sống của những giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng được minh chứng rõ nét từ những hoạt động thường ngày. Xóm Lũy Ải (xã Phong Phú) là một trong những địa chỉ trong chương trình bảo tồn Làng văn hóa người Mường của tỉnh Hòa Bình. Tại đây, nhiều hộ gia đình đã phát triển mô hình du lịch cộng đồng mà “đặc sản” thết đãi du khách chính là các giá trị văn hóa đặc sắc. Tại xã vùng cao Vân Sơn, bảo tồn văn hóa truyền thống là nội dung “đinh” trong thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH. Các xóm đều có đội văn nghệ quần chúng với những hoạt động được duy trì thường xuyên, qua đó góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị di sản phi vật thể.

Theo ông Lương Đức Thắng, những mô hình điểm cần được nhân rộng, song song là việc nghiên cứu mở rộng các mô hình phát triển kết hợp văn hóa- du lịch nhằm tạo thành những điểm đến, với trải nghiệm cuốn hút trên nền tảng là các giá trị văn hóa đặc trưng.

20 năm và những tồn tại, vướng mắc cũ…

Bà Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Sở VHTTDL Thái Nguyên, Phó Trưởng Ban thường trực BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh khẳng định, Phong trào TDĐKXDĐSVH đã từng bước thay đổi diện mạo đời sống, góp phần thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Đặc biệt củng cố khối đại đoàn kết, tăng thêm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước trước ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh hiện nay.

 Không gian Bảo tồn nghi lễ hát Then tại Khu Bảo tồn Làng Nhà sàn Dân tộc Sinh thái Thái Hải

Theo lãnh đạo Sở này, từ đầu năm 2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến cho các hoạt động tuyên truyền trực tiếp, các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, lễ hội phải tạm ngừng. Tuy nhiên, sau khi tình hình dịch bệnh trong nước tạm thời được kiểm soát, các hoạt động tuyên truyền, thực hiện Phong trào đã tiếp tục được triển khai song song với việc đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh. Kết quả thực hiện Phong trào được thể hiện rõ rệt ở 5 nội dung và 7 phong trào nội hàm. Tại Hòa Bình, lãnh đạo Sở VHTTDL chia sẻ, đã có rất nhiều nỗ lực để đưa Phong trào trở thành nền tảng, động lực cho sự phát triển trong điều kiện còn vô vàn khó khăn, thách thức. Ngay từ đầu năm, trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai, việc phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo được thể hiện rõ nét trong từng phong trào cụ thể. Đặc biệt, vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống thiết chế văn hóa luôn được quan tâm đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, khảo sát thì vẫn còn có những hạn chế, vướng mắc được các địa phương đề nghị BCĐ TƯ định hướng giải pháp tháo gỡ. Những khó khăn cơ bản được nêu là còn có sự thiếu sâu sát trong chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào; đội ngũ cán bộ chuyên môn tham mưu còn yếu, kiêm nhiệm; kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa hạn chế. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động tại các thiết chế văn hóa ở cơ sở còn gặp khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật… nhiều nơi thiếu đồng bộ, thiếu kinh phí nâng cấp và hoạt động.

Một số ý kiến đề cập đến những vướng mắc khi sáp nhập các đơn vị hành chính dẫn đến công năng, diện tích của các thiết chế văn hóa trong tình trạng vừa thiếu, vừa thừa, không đủ điều kiện đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình đề cập: “Thực trạng nhiều nhà văn hóa có nhưng chỉ là cái vỏ, không hề có nội hàm để có thể hoạt động, nói gì đến nâng cao hiệu quả. Đây là một thực tế ở cơ sở đòi hỏi cần nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ…”. Đáng chú ý, một số địa phương, cơ sở còn lúng túng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện bình xét các danh hiệu văn hóa theo Nghị định 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Ghi nhận những ý kiến thẳng thắn, trách nhiệm, Trưởng đoàn kiểm tra Lương Đức Thắng nhấn mạnh, Phong trào TDĐKXDĐSVH có nội dung rộng, nội hàm phong phú, bao quát mọi lĩnh vực và mục tiêu cuối cùng hướng đến là xây dựng hệ giá trị văn hóa chuẩn mực, phát huy nhân tố con người, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Thước đo thành công của Phong trào chính là đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Theo ông Thắng, Thái Nguyên và Hòa Bình là những vùng đất giàu bản sắc văn hóa, nhiều di tích lịch sử cách mạng, các giá trị di sản độc đáo, các lễ hội lớn… Đó chính là tiềm năng, lợi thế cần được giữ gìn, phát huy, gắn kết với du lịch để tạo thành động lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân.

Ông Thắng lưu ý, năm 2020 là năm Phong trào TDĐKXDĐSVH tròn 2 thập kỷ được triển khai. BCĐ TƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH sẽ tiếp tục có những định hướng, chỉ đạo phát triển Phong trào trong giai đoạn mới. Các địa phương bên cạnh những kết quả đạt được cần quyết liệt có giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng phong trào. Cũng theo ông Thắng, để góp phần tháo gỡ khó khăn thì tiếng nói từ chính cộng đồng rất quan trọng, sẽ là cơ sở để BCĐTƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH đưa ra những định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo. 

 Năm 2020 là năm Phong trào TDĐKXDĐSVH tròn 2 thập kỷ được triển khai. BCĐ TƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH sẽ tiếp tục có những định hướng, chỉ đạo phát triển Phong trào trong giai đoạn mới. Các địa phương bên cạnh những kết quả đạt được cần quyết liệt có giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng phong trào. Cũng theo ông Thắng, để góp phần tháo gỡ khó khăn thì tiếng nói từ chính cộng đồng rất quan trọng, sẽ là cơ sở để BCĐTƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH đưa ra những định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

(Ông LƯƠNG ĐỨC THẮNG, Phó Chánh Văn phòng Thường trực BCĐTƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH

 BẢO NGÂN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top