Hội chứng nhóm nhạc trẻ: Thí sinh âm thầm xin... rút !

VH- Không ít nhóm nhạc trẻ nô nức thành lập và đổ xô tham dự các cuộc thi, thế nhưng chỉ diễn vài show đã “đứt gánh giữa đường”.

Hội chứng nhóm nhạc trẻ: Thí sinh âm thầm xin... rút ! - Anh 1

 Nhóm Cadimen tham gia một cuộc thi ca hát trên truyền hình Ảnh minh họa

Ra mắt vào đầu năm 2017, nhóm nhạc nữ M.T. (gồm 3 thành viên) quyết chí tham dự một cuộc thi tìm kiếm nhân tố ca hát trên một kênh truyền hình vì nghĩ nếu được đi sâu vào các vòng trong chắc hẳn sau cuộc thi sẽ được nhiều lời mời biểu diễn. Thế nhưng khi bước vào cuộc thi rồi nhóm này nhanh chống vỡ mộng vì càng bước sâu vào vòng trong, ngoài áp lực tập trung sức lực rèn luyện kĩ năng thanh nhạc, vũ đạo, chọn bài, phối khí sao cho tiết mục trình diễn trong các đêm phải tốt nhất có thể thì các thành viên của nhóm còn phải liên tục “chạy vã mồ hôi” để đi mượn trang phục (quần áo, nón mũ, giày dép…), tìm người trang điểm, trợ lý giữ đồ…

Ca sĩ T.N-thành viên trẻ nhất trong nhóm này (năm nay vừa 18 tuổi) bộc bạch khoảng thời gian tham gia cuộc thi thật là kinh khủng bởi áp lực tất cả mọi thứ mà người tham gia chương trình đều phải tự lo liệu. Mỗi ngày nhóm chỉ có 2,3 tiếng đồng hồ để ngủ khiến dây thần kinh các thành viên căng lên tưởng như sắp đứt; càng vào sâu gánh nặng về chi phí bỏ ra vượt sức tưởng tượng buộc nhóm phải “âm thầm” xin BTC cho rút vì thấy “kham không nổi”. Sau cuộc thi đắt show đâu chả thấy, chỉ thấy từng thành viên nhóm phải “cày” một lúc nhiều việc như làm nhân viên chăm sóc khách hàng của công ty mỹ phẩm, bán hàng qua mạng, hát phòng trà vào cuối tuần… để góp tiền trả khoản nợ chung gần trăm triệu đồng từ việc tham gia cuộc thi. Chia sẻvềđịnh hướng của nhóm trong thời gian tới, các thành viên cùng bày tỏsựlo ngại vìtương lai chỉtoàn màu “xám”, mọi người bộc bạch “giờđây cóshow mời thìnhận hát chứnào dám trông đợi gì!”

Tương tự nhóm nhạc nam C. được thành lập đầu năm 2018 (gồm 4 thành viên) với sự dẫn dắt của một nữ ca sĩ có tiếng (từng tổchức họp báo ra mắt hoành tráng), tưởng chừng tương lai rất suôn sẻ nhưng chỉ đi hát vài tháng đã phải “rãđám” bởi như lời chia sẻ của một thành viên (xin được giấu tên) là chi phí đầu tư cho nhóm nhiều nhưng thu lại chẳng bao nhiêu khiến mọi người chán nản. Như lời phân tích của chịBảo Ngọc - người từng có thời gian làm quản lý cho nhiều nhóm nhạc trẻcho biết “nếu đầu tư cho một ca sĩ, nhà đầu tư chỉ tốn một bộ trang phục/cho một ca sĩ/một lần diễn; chi phí ăn uống/lưu trú/di chuyển… cho một lần lưu diễn cũng chỉ một người thì giờ đây với bốn thành viên/nhóm thì thứ gì cũng phải tốn gấp bốn.

Tốn kém nhiều nhưng tiền cát xê cho một buổi diễn của nhóm nhạc 4 người lại thấp lè tè (sau này nếu nhóm này cực kì nổi tiếng thì cát xê cũng chỉ bằng (hay nhỉnh hơn một chút) một ca sĩ hạng A) nên thôi bàn tới chuyện tương lai chỉ thấy trước mắt kinh tế của nhóm luôn trong tình trạng thâm hụt. Hơn hết mọi chi phí để PR cho nhóm hay tiền làm CD, clip… đều do người quản lý ứng ra trước (sau này nếu nhóm cótiếng, đắt show thì sẽ trừ lại từ từ) nhưng với tình cảnh hàng loạt nhóm nhạc trẻ ra đời như nấm mọc sau mưa trong khi sân khấu bao năm qua vẫn vậy, sự cạnh tranh ở môi trường âm nhạc khốc liệt thì việc kéo dài thời gian duy trì nhóm chỉ càng khiến nhà đầu tư lỗ, nên việc nhiều nhóm nhạc dự tính đi lên bằng năng lực (chỉ thiên về giọng hát) mà không dùng chiêu trò, scandal đánh bóng tên tuổi dẫn đến bất ngờgiải tán là đều khó tránh khỏi.

Nói về việc khó khăn trong việc duy trì các nhóm nhạc, nam ca sĩ trẻ Bạch Dương - thành viên của nhóm nhạc Cadimen (ra đời vào giữa năm 2016 với sự dẫn dắt ban đầu của nữ ca sĩ Hải Yến) chia sẻ, khi mới được thành lập, ít có mối quan hệ nên thời điểm “phôi thai” rất nhiều thành viên trong các nhóm nhạc phải chịu áp lực về xáo trộn công việc đời thường, thu nhập cá nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế cả nhóm…

Có thể thấy để bám trụ không chỉ cần những bạn trẻ của các nhóm nhạc “hi sinh” công việc cá nhân để toàn tâm toàn ý vào việc phát triển chung mà còn đòi hỏi nhà đầu tư cũng như người quản lý nhóm phải có những tính toán kĩ lưỡng như: định hướng nhóm theo một phong cách riêng, mới lạ không bịhòa lẫn thì mới mong tạo được chú ý và dần có chỗ đứng. Hơn hết là đầu óc phải năng động để thông qua các mối quan hệ tạo điều điện thêm cho “gànhà” tham gia lĩnh vực phim ảnh, các chương trình gameshow, giải trí, đi show hát riêng… vừa tạo thêm tên tuổi vừa kiếm thêm thu nhập để “lấy ngắn nuôi dài”; có như vậy mới mong các nhóm nhạc đủ sức bám trụ và chờ “ngày đổi đời” được.

Nhiều trường hợp các nhóm nhạc trẻ (không cóquản lýriêng, cũng chẳng cónhàđầu tư nào góp vốn) đợi hoài mà chẳng thấy khả quan gì hơn nên các thành viên đã vội vàng tách nhóm (nhằm tìm cơ hội riêng cho bản thân), thậm chí có người còn “bỏ luôn nghề” dẫn tới các nhóm nhạc trẻ (dù cónăng lực thật sự) thời gian qua nô nức thành lập nhưng chỉ trụ được vài tháng rồi cũng nhanh chóng “gãy gánh giữa đường”, những gì còn lại là sự nuối tiếc vì bao ước mơ, hoài bão của những người bạn có chung niềm đam mê quyết một phen sống với con đường nghệ thuật ruốt cuộc cũng chỉ là... mơ ước. 

Quang Khải

 

Ý kiến bạn đọc