Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Cách tân áo dài: Áo dài thì phải... dài!

Thứ Tư 29/11/2017 | 16:19 GMT+7

VH- Ngày 27.11 tại Thanh Hóa đã diễn ra hội thảo “Áo dài Việt từ lịch sử đến đương đại”.

Tại Hội thảo, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử trang phục, nhà thiết kế áo dài đã tập trung vào 3 nội dung chính: Nguồn gốc của áo dài biểu tượng trang phục Việt; những mốc phát triển nổi bật của áo dài; chuyển biến của áo dài trong thế kỷ 21, ý kiến xung quanh câu chuyện cách tân áo dài kết hợp với việc bảo tồn giá trị truyền thống của áo dài.
Mở đầu hội thảo các diễn giả khẳng định: Áo dài Việt đã có một quá trình gắn bó với những thăng trầm của lịch sử dân tộc để rồi tỏa sáng vẻ đẹp trong thời đại ngày nay. Áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục Việt Nam, tạo thành sản phẩm văn hóa vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
Các ý kiến trong hội thảo tập trung xung quanh câu chuyện cách tân áo dài kết hợp với việc bảo tồn giá trị truyền thống của áo dài. Nhà nghiên cứu Trịnh Bách cũng cho rằng việc cách tân phải làm sao để người ta nhìn vào vẫn nhận ra ngay đó chính là chiếc áo dài, tiếp đó với những chi tiết nhỏ mà tiền nhân đã nghĩ ra nhằm tăng dáng của người phụ nữ cũng phải được tôn trọng. “Áo dài phải giữ được nhân dáng, cái đẹp, cái uyển chuyển của áo dài, nếu mà đạt được cái đó thì cách tân thế nào cũng được, làm sao đừng phá mất tinh thần của áo dài. Thứ nhất, nó phải là áo dài, nếu ngắn quá thì nó là áo bà ba chứ không phải áo dài nữa; thứ hai, cách tân đừng chỉ làm cho khác người mà nhìn vào không có sự mềm mại của người phụ nữ”, nhà nghiên cứu Trịnh Bách nói.
Họa sĩ Nguyễn Đức Bình, cũng là người đang kêu gọi mặc áo dài nam trở lại vào các dịp lễ tết quan trọng, thì cho rằng khi mặc trang phục áo dài truyền thống giữ được nét khiêm nhường của người đàn ông, thể hiện được dáng đứng vững chãi của người đàn ông mà áo dài cách tân mới không bao giờ có được, áo dài hiện nay chỉ nên gọi là áo dài mới chứ không thể gọi là áo dài cách tân, vì theo ông: “Áo dài mới trong đó không chứa đựng một yếu tố tạo hình và tinh hoa gì của áo dài truyền thống”.
Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về văn hóa truyền thống, tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động tôn vinh áo dài truyền thống; vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện cho phụ nữ sử dụng nhiều hơn trang phục áo dài.


Nguyễn Linh

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top