Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Xung quanh việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện VN(Bài 2): Câu chuyện còn dài về định giá thương hiệu

Thứ Sáu 15/09/2017 | 12:49 GMT+7

VH- Trong khi nhà đầu tư chiến lược của VFS đang “vò đầu bứt tai” trước bài toán cơm áo gạo tiền thì dư luận vẫn không ngừng “chà xát” trước câu chuyện thương hiệu của Hãng phim quốc gia được định giá bằng 0. Con số này không chỉ động chạm đến những tâm tư của nhiều thế hệ nghệ sĩ điện ảnh mà còn là căn nguyên cho những câu hỏi liên tục được đặt ra: Vì sao? Từ đâu?…

Bài viết này phần nào cung cấp cho bạn đọc những thông tin tin cậy liên quan đến câu chuyện định giá thương hiệu VFS, tính đến thời điểm hiện nay. 
Nỗi ám ảnh “bằng không”

Đến nay, cổ phần hóa VFS đã được xác định là một lộ trình tất yếu, nếu Hãng phim không muốn “khai tử”. Quy trình cổ phần hóa cũng đã được Bộ VHTTDL chỉ đạo triển khai chặt chẽ, tuân đúng quy định pháp luật. Ông Trần Hoàng, Vụ trưởng Vụ KHTC (Bộ VHTTDL, Phó Trưởng BCĐ Cổ phần hóa VFS) cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTTDL đã rất chặt chẽ trong xây dựng phương án cổ phần hóa với ý thức xác định VFS là đơn vị có bề dày truyền thống, gắn bó chặt chẽ với lịch sử của ngành điện ảnh nước nhà. Cổ phần hóa không phải là làm mất đi Hãng phim mà nhằm thu hút thêm các nguồn lực để đầu tư cho hoạt động sản xuất phim, sử dụng có hiệu quả hơn cơ sở vật chất, từng bước ổn định, đảm bảo đời sống và tạo môi trường cho các nghệ sĩ sáng tạo, làm việc có hiệu quả”.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì câu chuyện cổ phần hóa VFS vẫn chưa ngưng làm nóng dư luận và dường như, nó còn bị đẩy lên cao trào khi câu chuyện thương hiệu VFS được định giá bằng 0 liên tục xuất hiện trên báo chí, mạng xã hội. Điều cần phải thừa nhận ở đây chính là sự chua xót của thế hệ các nghệ sĩ gạo cội của điện ảnh Việt trước con số có phần “tàn nhẫn” này. Sau gần 60 năm, nỗi đau của VFS không chỉ là sự ngậm ngùi khi tên gọi truyền thống bị đổi thành Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam, mà hơn thế, là những khoản lỗ khủng, khoản nợ chất chồng, là cảnh hoang tàn, dột nát của mảnh đất số 4 Thụy Khuê, và cám cảnh là thực tế hàng loạt nghệ sĩ gạo cội phải đi “kiếm cơm” ở bên ngoài hãng…
“Việc nhiều nghệ sĩ, cán bộ của Hãng phim bức xúc khi giá trị thương hiệu còn lại bằng 0 cũng là tâm tư dễ hiểu. Tuy nhiên phải xác định rõ: Với nền tảng truyền thống hơn 50 năm, thành quả là những bộ phim điện ảnh kinh điển…, giá trị lịch sử, truyền thống của VFS là yếu tố không thể có công thức nào đo đếm được thành giá trị vật chất cụ thể.

Bộ VHTTDL đề xuất phương án tính giá trị thương hiệu VFS có tính đến yếu tố đặc thù, bao gồm: hệ thống lao động và uy tín của lực lượng lao động (bao gồm các giải thưởng quốc tế, các NSND, NSƯT, kỹ thuật viên có tay nghề); giá trị của các sản phẩm cụ thể là những tác phẩm điện ảnh trong tương lai vẫn còn sử dụng không chỉ chiếu rạp mà còn chiếu trên các kênh truyền hình (đây là nguồn thu lớn và là sản phẩm duy nhất mà Hãng có); Các giá trị Hợp đồng đang hợp tác (vì có thương hiệu của Hãng thì Nhà nước mới đặt hàng sản xuất); Khả năng liên kết với các công ty trong và ngoài nước (vì phải có bề dày uy tín thì các công ty mới đến làm việc với VFS).

Tuy nhiên, theo các quy định pháp luật hiện hành thì giá trị thương hiệu lại được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 5 năm, bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty, xây dựng trang web…
Trên cơ sở công thức tính này thì giá trị thương hiệu của VFS được xác định bằng 0. Dù muốn hay không thì vẫn phải thừa nhận rằng những năm qua Hãng làm ăn thua lỗ triền miên, các khoản nợ quá lớn và không có các khoản chi phí dành cho đào tạo, quảng cáo, tuyên truyền… như quy định ”, ông Trần Hoàng cho biết.
Cũng về vấn đề định giá thương hiệu, các Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan tại cuộc họp với Bộ VHTTDL đã thống nhất quan điểm: Khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của VFS, bao gồm giá trị thương hiệu và giá trị tiềm năng phát triển đã được thực hiện đúng theo các quy định tại Điều 32 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Thông tư số 127/2014/TT-BTC.

Rất nhiều nỗi niềm của các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh về một thời cũng như thực trạng hiện nay của VFS. Trong ảnh là bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát trên Văn Hóa
Tìm hướng xác định giá trị thương hiệu có tính đến yếu tố đặc thù
Ngày 28.12.2016, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 441/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác cổ phần hóa VFS và quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Khoa học & Công nghệ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tính toán xác định giá trị thương hiệu căn cứ vào yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của VFS để điều chỉnh tăng giá trị phần vốn nhà nước khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo quy định.
Vụ trưởng Vụ KHTC Trần Hoàng cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ VHTTDL đã giao VFS phối hợp với đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp nghiên cứu, tính toán xác định giá trị thương hiệu căn cứ vào yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của Hãng, báo cáo lãnh đạo Bộ VHTTDL để xin ý kiến hai Bộ Tài chính, Khoa học & Công nghệ và các cơ quan liên quan.
Ngày 17.3.2017, Bộ VHTTDL đã họp với Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp), Bộ Khoa học & Công nghệ (Cục Sở hữu trí tuệ, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ) về phương pháp tính giá trị thương hiệu căn cứ vào yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống. Các ý kiến tại cuộc họp này đều khẳng định, theo chỉ đạo của Thủ tướng, việc xác định bổ sung giá trị thương hiệu căn cứ vào yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống cho đến nay chưa được quy định trong các văn bản quy định pháp luật. Do vậy, đề nghị đơn vị tư vấn tham khảo, vận dụng các thông lệ quốc tế, các quy định về tính giá trị nhãn hiệu để xây dựng phương án tính giá trị thương hiệu.

Theo phương án định giá dựa trên mô hình Interband, giá trị thương hiệu là giá trị hiện tại của các dòng thu nhập do nhãn hiệu tạo ra. Cách tính này là không đầy đủ, toàn diện và không phù hợp với phương pháp định giá theo quy định hiện hành vì không được xác định rõ ràng nội hàm của đối tượng định giá là “thương hiệu”, các dạng tài sản vô hình cấu thành thương hiệu không được định danh và kiểm kê đầy đủ. 
Do vậy, để xác định được giá trị thương hiệu của VFS, trước tiên cần xác định chính xác đối tượng định giá “thương hiệu” của Hãng gồm những tài sản vô hình/tài sản trí tuệ nào; sau đó thu thập đầy đủ thông tin về đặc điểm pháp lý, kinh tế, kỹ thuật… của đối tượng định giá (cụ thể với từng yếu tố cấu thành thương hiệu); tiến hành rà soát, thẩm tra và lựa chọn thông tin để quyết định áp dụng phương pháp định giá thích hợp. Nếu không thu thập hoặc tiếp cận được những dữ liệu nêu trên thì không có cơ sở để lựa chọn hay đánh giá về độ tin cậy và tính chính xác của bất kỳ phương pháp định giá nào. (Bộ Khoa học & Công nghệ trả lời Công văn của Bộ VHTTDL)


Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái (Trưởng BCĐ Cổ phần hóa VFS), sau khi nghiên cứu các quy định hiện hành, tham khảo các phương án tính giá trị thương hiệu trên thế giới, Bộ đã chỉ đạo VFS và đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp hoàn thiện Phương án tính giá trị thương hiệu có tính đến các yếu tố đặc thù của Hãng, bao gồm: hệ thống lao động và uy tín của lực lượng lao động (bao gồm các giải thưởng quốc tế, các NSND, NSƯT, kỹ thuật viên có tay nghề); giá trị của các sản phẩm cụ thể là những tác phẩm điện ảnh trong tương lai vẫn còn sử dụng không chỉ chiếu rạp mà còn chiếu trên các kênh truyền hình (đây là nguồn thu lớn và là sản phẩm duy nhất mà Hãng có); Các giá trị Hợp đồng đang hợp tác (vì có thương hiệu của Hãng thì Nhà nước mới đặt hàng sản xuất); Khả năng liên kết với các công ty trong và ngoài nước (vì phải có bề dày uy tín thì các công ty mới đến làm việc với VFS).
Tuy nhiên, tại công văn 1846/BVHTTDL-KHTC xin ý kiến hai Bộ Tài chính, Khoa học & Công nghệ, Bộ VHTTDL cho biết “vẫn băn khoăn về cơ sở pháp lý của phương án”. Việc vận dụng mô hình Interband để xác định phần đóng góp của thương hiệu trong tổng giá trị phần vốn nhà nước tại VFS hiện chưa có văn bản quy phạm cho phép; các thông số tính toán còn mang tính chủ quan, thiếu chính xác. Trên thực tế, các bộ phim do VFS sản xuất đều có kinh phí từ ngân sách nhà nước tài trợ, đặt hàng; nhưng doanh thu phát hành vẫn không bù đắp được chi phí sản xuất.
Mặc dù vậy, Bộ VHTTDL cho rằng, đây là phương án có tính khả thi, có thể lượng hóa được giá trị thương hiệu của VFS dựa trên các thông số chủ quan có thể khai thác.

Vẫn là bài toán khó 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 441/TB-VPCP, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ VHTTDL thuê công ty tư vấn định giá để xác định giá trị thương hiệu VFS trên cơ sở nghiên cứu các quy định hiện hành và tham khảo các phương pháp tính trên thế giới. (Bộ Tài chính trả lời Công văn của Bộ VHTTDL)

Cho ý kiến về tính pháp lý và nội dung phương án tính giá trị thương hiệu của VFS theo đề nghị của Bộ VHTTDL, Bộ Khoa học & Công nghệ tại văn bản phúc đáp ngày 26.5.2017 lưu ý, khi xác định giá trị thương hiệu của VFS cần hiểu rõ nội hàm “thương hiệu” và xem xét tất cả các dạng tài sản này để lựa chọn phương pháp định giá thích hợp, theo quy định pháp luật và đảm bảo không bỏ sót các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu. “Dù áp dụng phương pháp nào thì vẫn cần đảm bảo tuân thủ các cách tiếp cận định giá (từ chi phí, thị trường hoặc thu 

Cho ý kiến về tính pháp lý và nội dung phương án tính giá trị thương hiệu của VFS theo đề nghị của Bộ VHTTDL, Bộ Khoa học & Công nghệ tại văn bản phúc đáp ngày 26.5.2017 lưu ý, khi xác định giá trị thương hiệu của VFS cần hiểu rõ nội hàm “thương hiệu” và xem xét tất cả các dạng tài sản này để lựa chọn phương pháp định giá thích hợp, theo quy định pháp luật và đảm bảo không bỏ sót các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu. “Dù áp dụng phương pháp nào thì vẫn cần đảm bảo tuân thủ các cách tiếp cận định giá (từ chi phí, thị trường hoặc thu 


Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 441/TB-VPCP, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ VHTTDL thuê công ty tư vấn định giá để xác định giá trị thương hiệu VFS trên cơ sở nghiên cứu các quy định hiện hành và tham khảo các phương pháp tính trên thế giới. (Bộ Tài chính trả lời Công văn của Bộ VHTTDL)
Cho ý kiến về tính pháp lý và nội dung phương án tính giá trị thương hiệu của VFS theo đề nghị của Bộ VHTTDL, Bộ Khoa học & Công nghệ tại văn bản phúc đáp ngày 26.5.2017 lưu ý, khi xác định giá trị thương hiệu của VFS cần hiểu rõ nội hàm “thương hiệu” và xem xét tất cả các dạng tài sản này để lựa chọn phương pháp định giá thích hợp, theo quy định pháp luật và đảm bảo không bỏ sót các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu. “Dù áp dụng phương pháp nào thì vẫn cần đảm bảo tuân thủ các cách tiếp cận định giá (từ chi phí, thị trường hoặc thu nhập) phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam, trên cơ sở có đầy đủ thông tin cần thiết về “thương hiệu” của Hãng và dễ dàng kiểm chứng được độ tin cậy bởi cơ quan/tổ chức định giá độc lập”, Bộ Khoa học & Công nghệ khẳng định. Đồng thời nhấn mạnh, trong các văn bản pháp luật hiện hành, không có quy định nào về xác định giá trị tài sản dựa trên các yếu tố lịch sử, truyền thống.
Tại Công văn phúc đáp ngày 30.5.2017, Bộ Tài chính cho biết, thống nhất với Bộ VHTTDL thuê công ty tư vấn định giá để xác định giá trị thương hiệu VFS trên cơ sở nghiên cứu các quy định hiện hành và tham khảo các phương pháp tính trên thế giới.
Như vậy, cho đến nay, phương án xác định giá trị thương hiệu VFS theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vẫn đang là bài toán khó, chưa thể đưa ra được lời giải hợp tình, hợp lý. Bởi vậy, trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ ngày 2.6.2017, Bộ VHTTDL cho biết, đang nghiên cứu ý kiến góp ý của các Bộ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, xin ý kiến chỉ đạo.
Bảo Anh

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top