Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Băn  khoăn chương trình Sữa học đường “tự nguyện”

Thứ Tư 26/09/2018 | 09:21 GMT+7

VH- Năm 2018 - 2019, Sở GD&ĐT Hà Nội bắt đầu triển khai chương trình Sữa học đường theo hình thức tự nguyện. Tuy nhiên, dù chương trình mới đang ở giai đoạn khảo sát ý kiến phụ huynh, việc lựa chọn hãng sữa mới đang ở giai đoạn mời thầu nhưng hiện nay có nhiều vướng mắc đến từ phụ huynh cũng như dư luận.

 Trẻ được uống sữa để tăng cường can xi, góp phần nâng cao thể trạng

 “Tiền uống sữa mỗi tháng chỉ tương đương với hai bát phở”

Ngày 25.9, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020. Đề án nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ uống sữa hằng ngày tại trường, phấn đấu đến 2020 trên 90% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa theo chương trình Sữa học đường; 100% bố, mẹ, người chăm sóc được truyền thông, tư vấn chăm sóc dinh dưỡng; trẻ em được đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ mẫu giáo và tiểu học, góp phần tăng chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi từ 1,5 - 2 cm so với năm 2010. Đồng thời, Chương trình còn nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện, tầm vóc của trẻ.

Theo ông Phạm Xuân Tiến, trẻ được uống 180ml sữa mỗi ngày. Học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo, học sinh dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách… được uống sữa miễn phí (thành phố chi 50% và doanh nghiệp cung cấp sữa chi 50%); còn học sinh bình thường được doanh nghiệp hỗ trợ 20%, TP hỗ trợ 30%, phụ huynh đóng 50%. Mức giá dự kiến tối đa là 6.800 đồng/hộp, và phụ huynh đóng không quá 3.400 đồng/hộp, và không tăng giá cho đến hết năm 2020. “Như vậy, mỗi tháng phụ huynh đóng khoảng 70.000 đồng/tháng chỉ tương đương với hai bát phở”, ông Tiến chia sẻ.

Hiện nay, Chương trình chưa được thực hiện, chưa chọn được hãng sữa vì theo ông Tiến, đến ngày 1.10 mới đóng thầu để chọn doanh nghiệp cung cấp sữa, nhưng có nhiều ý kiến thắc mắc đến từ phụ huynh cũng như cách thức thực hiện ở các trường. Bất cứ hãng nào trúng thầu đều phải tuân thủ mọi tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất và dán ghi chú không lưu hành ngoài thị trường. “Một số ý kiến cho rằng, nên giao quyền lựa chọn các hãng sữa cho các trường nhưng điều này không thể được vì phải có tính thống nhất trên toàn TP, có hỗ trợ nhà nước, và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm mà nhà trường không đủ năng lực để kiểm tra, thực hiện”, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nói.

Mỗi trường một kiểu

Mặc dù nhấn mạnh sự “tự nguyện” của phụ huynh khi tham gia chương trình, nhưng đến nay, mỗi trường đã triển khai theo nhiều hướng khác nhau. Có phụ huynh cho biết, gia đình không đăng ký uống sữa “tự nguyện” nhưng hôm sau, nhận được tin nhắn của giáo viên chủ nhiệm “động viên” tham gia vì không đạt chỉ tiêu, cô giáo bị phê bình ở Hội đồng sư phạm nhà trường. Ngược lại, chị Nguyễn Thị Hương, phụ huynh một trẻ học sinh tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai cho hay, cô giáo tư vấn cho phụ huynh không tham gia uống sữa “tự nguyện” vì trong khẩu phần ăn của các cháu đã có một suất sữa vào buổi chiều. Nếu thêm sữa thì các con sẽ uống hai lần sữa/ngày, mặt khác các giáo viên sẽ bận rộn thêm vì phải phát sữa, thu vỏ sữa của các con, sẽ ảnh hưởng đến thời gian và việc học tập của các con. Bên cạnh đó, không ít phụ huynh cũng lo ngại rằng, con mình bị béo phì hoặc có nguy cơ béo phì, dậy thì sớm thì việc uống nhiều sữa sẽ làm tình trạng này của con thêm trầm trọng.

Giải đáp các ý kiến của phụ huynh, ông Phạm Xuân Tiến khẳng định chương trình là hoàn toàn tự nguyện, chỉ tiêu 90% trẻ tham gia là phấn đấu đến năm 2020, khi phụ huynh thấy được ý nghĩa của chương trình. Đề án đã được phê duyệt nên dù chỉ có dưới 50% trẻ tham gia thì chương trình cũng được thực hiện. Vì là “tự nguyện” theo nhu cầu của trẻ và phụ huynh nên không thể tư vấn, ép buộc phụ huynh tham gia hay không tham gia. Sở GD&ĐT cũng không có chủ trương chấm điểm thi đua trong việc này. “Phụ huynh có thể tham gia hoặc dừng chương trình bất cứ lúc nào. Liên quan đến việc ảnh hưởng đến việc học của trẻ thì trước hết, giáo viên phải xác định nhiệm vụ của mình không chỉ có dạy học mà còn gắn với việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh, đồng thời phải hiểu được tầm quan trọng của việc uống sữa đối với trẻ”, ông Tiến nhấn mạnh.

PGS.TS Bùi Thị Nhung (Viện Dinh dưỡng quốc gia) khuyến nghị về tiêu thụ sữa cho trẻ em là ba đơn vị sữa mỗi ngày, nếu trẻ đã có sữa trong khẩu phần ăn thì có thể đổi sang sữa chua hoặc phô mai để bổ sung canxi cho trẻ. Ngay cả trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì cũng không nên cắt sữa, vì trẻ vẫn có nhu cầu canxi. Phải khẳng định rằng, trẻ béo phì không phải do sữa mà do chế độ ăn uống của trẻ giàu chất béo, như các đồ ăn nhanh, xúc xích, nước ngọt, bánh kẹo… Mặt khác, trẻ hằng ngày vẫn ăn các loại thức ăn có tồn dư hoóc môn tăng trưởng dẫn đến nguy cơ dậy thì sớm, nên sữa không phải là nguyên nhân của tình trạng này và cho đến nay chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định được. n

 Phải khẳng định rằng, trẻ béo phì không phải do sữa mà do chế độ ăn uống của trẻ giàu chất béo, như các đồ ăn nhanh, xúc xích, nước ngọt, bánh kẹo… Mặt khác, trẻ hằng ngày vẫn ăn các loại thức ăn có tồn dư hoóc môn tăng trưởng dẫn đến nguy cơ dậy thì sớm, nên sữa không phải là nguyên nhân của tình trạng này và cho đến nay chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định được.  (PGS.TS Bùi Thị Nhung, Viện Dinh dưỡng quốc gia)

 Bài, ảnh: NGUYÊN KHANG

Print
Tags:

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top