Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

"Tiểu thuyết của Kim Dung là giá trị cốt lõi của Tập đoàn Alibaba..."

Thứ Sáu 02/11/2018 | 08:12 GMT+7

VHO- Qua đời ở tuổi 94, để lại kho tàng văn học vô cùng đồ sộ cho độc giả, Kim Dung được quê hương ông coi như một “đại văn hào của thời đại chúng ta”. 

 Nhà văn Kim Dung 

Tin tức này khiến cho nhiều người hâm mộ không khỏi tiếc thương. Con rể của ông, Tiến sĩ Ng Wai-cheong cho biết, trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, cây đại thụ trong làng văn học Trung Quốc được bao quanh bởi các thành viên trong gia đình. 

Tờ South China Morning Post nhận định, các tiểu thuyết của Kim Dung vượt qua mọi rào cản về chính trị, địa lý và tư tưởng của độc giả Trung Quốc. Với hàng trăm triệu bản in được bán trên toàn thế giới cùng vô số lần được chuyển thể thành phim, các tác phẩm của ông đã truyền cảm hứng đến với nhiều đạo diễn cũng như nhà sản xuất của Hong Kong, Trung Quốc. Các tác phẩm của Kim Dung chủ yếu lấy cảm hứng từ những vị đại anh hùng thượng võ trong lịch sử Trung Hoa, từ đó tạo nên nhiều cái tên nổi tiếng trong giới văn học nước này. 

Vào năm 1955, dưới bút danh Kim Dung, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết võ thuật đầu tay của mình với tên gọi Thư Kiếm Ân Cừu Lục trên tờ New Evening Post. Ngay lập tức, tác phẩm đã gặt hái được nhiều thành công vang dội. Với tiếng vang đó, Kim Dung tiếp tục cho ra đời 14 cuốn tiểu thuyết võ thuật, trong đó có tác phẩm cuối cùng sau này trở nên rất nổi tiếng đó là Lộc Đỉnh Ký được hoàn thành vào năm 1972. Với những đóng góp đó, Kim Dung được coi là tác gia võ thuật Trung Quốc có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.

Theo tờ The South China Morning Post, Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Carrie Lam trong chuyến thăm Nhật Bản của mình đã bày tỏ một “nỗi buồn sâu sắc” đối với sự ra đi của Kim Dung và gọi ông là “một bậc học giả cũng như một nhà văn lỗi lạc”. Bà chia sẻ: “Tôi rất buồn khi hay tin ông Kim Dung qua đời. Thay mặt chính quyền Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc), tôi gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình ông”. 

Một trong những người đầu tiên bày tỏ nỗi tiếc thương đối với sự ra đi của Kim Dung chính là tỷ phú Jack Ma, chủ tịch Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, một trong những độc giả trung thành của tiểu thuyết Kim Dung. Ông cho biết: “Đây là một nỗi mất mát lớn cho người dân Trung Quốc trên khắp thế giới, và đặc biệt là đối với Alibaba. Bởi chúng tôi từ lâu đã coi những tư tưởng trong tiểu thuyết Kim Dung như một phần của văn hóa doanh nghiệp”. Vị tỷ phú cũng chia sẻ, các nhân viên trong công ty cũ của mình thường thân mật gọi nhau bằng tên những nhân vật trong tiểu thuyết của Kim Dung. 

Vào năm 2000, Kim Dung và Jack Ma đã có dịp gặp nhau tại Hàng Châu và trở thành bạn bè. Cuộc gặp gỡ này có ảnh hưởng phần nhiều tới tôn chỉ hoạt động của cả tập đoàn. Jack Ma cho biết: “Tinh thần nghĩa hiệp được thể hiện trong những cuốn tiểu thuyết của Kim Dung từ lâu đã được coi như giá trị cốt lõi của Tập đoàn Alibaba. Nhà văn Kim Dung là một người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ, ông cũng là nguồn cảm hứng sâu sắc đối với cá nhân tôi. Hình ảnh ông sẽ mãi ở trong trái tim của tôi”. 

Trong thời gian sống và làm việc của mình, Kim Dung được coi như một trong những nhà báo, nhà văn và nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội lớn nhất tại Trung Quốc cũng như cộng đồng những người nói tiếng Hoa. Các tiểu thuyết của ông được độc giả từ khắp nơi trên thế giới đón nhận. Ông cũng nằm trong số những nhà văn Trung Quốc có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại. Những cuốn sách của ông đã được in ra hơn 300 triệu bản và phát hành trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các tác phẩm của Kim Dung xếp ở vị trí thứ 7 trong Top 40 cuốn sách có ảnh hưởng nhất của nền văn học Trung Quốc trong vòng 40 năm qua. 

Các tác phẩm nổi tiếng nhất của Kim Dung phải kể đến Xạ điêu anh hùng truyện hay còn quen gọi là Anh hùng xạ điêu (1957), Thần điêu đại hiệp (1959), Ỷ thiên Đồ long ký (1961), Thiên long bát bộ (1963), Hiệp khách hành (1965), Tiếu ngạo giang hồ (1967), Lộc Đỉnh ký (1969 - 1972). 

Ngoài sự nghiệp văn học có tầm ảnh hưởng lớn, Kim Dung còn là người sáng lập ra tờ Minh Báo của Hong Kong vào năm 1959. Ông cũng là tổng biên tập của tờ báo này cho đến năm 1989... 

 HƯƠNG LY

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top