Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Độc đáo lễ cúng trăng của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Thứ Năm 22/11/2018 | 08:56 GMT+7

VHO- Trong khuôn khổ Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2018, tối ngày 21.11, tại Bảo tàng tỉnh (TP. Sóc Trăng) đã diễn ra lễ cúng trăng của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Trong quan niệm của người Khmer, mặt trăng là vị thần điều tiết mưa nắng, đem lại sự phát triển thuận lợi cho mùa màng và công việc đồng áng của con người. Khi mùa màng đã thu hoạch xong, trong lễ Oóc-om-bóc – đua ghe ngo đưa nước về xứ của Niếck (rồng), họ cũng làm lễ cúng trăng để nhớ công ơn này. 

Mâm cúng Oóc-om-bóc đã được bày biện xong

Lễ cúng trăng luôn được tổ chức vào đêm rằm 14 – theo lịch Khmer. Nghi lễ này có thể được tổ chức lớn tại khuôn viên các ngôi chùa hoặc trên mảnh sân nhà  rộng rãi. Cũng có nhiều khi trong phum-sóc, lễ cúng trăng được nhiều gia đình có quan hệ thân tộc hoặc “ní” (anh em kết nghĩa rất thân) gom lại cùng tổ chức.

Mâm cúng bắt đầu được trang hoàng và bày biện khi chiều xuống. Lễ vật của mâm cúng là những loại rau, củ, cây trái trong vườn. Đặc biệt là không thể thiếu dĩa cốm dẹp lớn và trái dừa vừa ăn được vạt sẵn nhưng vẫn phải giữ lại nắp. Khi trăng lên, một vị trưởng lão trong gia đình hoặc một vị Achar được các gia đình mời đến sẽ tiến hành nghi lễ cúng trăng. 

Mọi người trải chiếu ngồi quây quần quanh mâm cúng. Sau lời khấn tạ ơn và đọc một đoạn kinh cầu phúc, những đứa trẻ trong gia đình sẽ lần lượt được gọi lên để "oóc-om-bóc" (đút cốm dẹp). Miệng ngậm đầy cốm dẹp lẫn các loại củ, trái cây… mỗi thứ một ít được vắt thành nắm, đứa trẻ vừa nuốt cốm dẹp, vừa nói lên ước muốn của mình gửi tới mặt trăng.

Nghi thức đút cốm dẹp trong lễ cúng trăng

Ông Phạm Văn Đâu - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Lễ cúng trăng trong khuôn khổ lễ hội Oóc om bóc hàng năm không chỉ là việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào Khmer mà còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, trở thành một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách đến với Sóc Trăng”.

Theo TÚ ANH/Laodong.vn

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top