Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Nhiều CLB dân ca Ví, giặm hoạt động​​​​​​​ cầm chừng

Thứ Sáu 30/11/2018 | 09:20 GMT+7

VHO- Công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Ví, giặm Xứ Nghệ đã được chú trọng khi được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại. Nhiều câu lạc bộ dân ca được thành lập ở các phường, xã, tạo thêm sự phong phú trong đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân. Thế nhưng hiện nay nhiều câu lạc bộ (CLB) hoạt động cầm chừng chưa có chiều sâu và có xu hướng lắng lại.

Buổi truyền dạy của Nghệ nhân dân gian Lê Thị Vinh, CLB Ví, giặm xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương

 Chúng tôi đến tham dự buổi sinh hoạt CLB dân ca Ví, giặm phường Vinh Tân, TP Vinh (Nghệ An) do bà Hoàng Thị Cẩm Vân làm chủ nhiệm. Được đánh giá là một trong những CLB hoạt động hiệu quả của TP Vinh khi CLB liên tiếp đạt được nhiều thành tích cao trong các kỳ liên hoan dân ca Ví, giặm. Thế nhưng đến thời điểm này, CLB hoạt động theo kiểu “đến hẹn lại lên”. Là mô hình hoạt động cấp tỉnh được thành lập năm 2011, CLB đã từng hoạt động rất sôi nổi, thu hút các thành viên hưu trí, người lao động, tiểu thương và học sinh cùng tham gia. Tuy nhiên hai năm trở lại đây CLB hoạt động có dấu hiệu chững lại, nếu như trước dây CLB 3 tháng tổ chức sinh hoạt một lần thì nay 6 tháng, thậm chí cả năm mới sinh hoạt tổ chức sinh hoạt một lần. Mặc dù có ban chủ nhiệm nhưng CLB vẫn chưa xây dựng được một quy chế hoạt động cụ thể vì lý do thiếu kinh phí.

Chị Nguyễn Thị Hoan nhiều năm gắn bó với CLB này cho biết, những năm gần đây, CLB sinh hoạt thưa hơn và cũng ít thành viên hơn. Đến tham gia với CLB bằng niềm đam mê, tuy nhiên không phải ai cũng giữ niềm đam mê mãi được khi phải lo cho công việc và sinh hoạt gia đình.

Bà Hoàng Thị Cẩm Vân, Chủ nhiệm CLB dân ca Ví, giặm phường Vinh Tân chia sẻ, thời gian trở lại đây, không có kinh phí nên mọi người cũng tham gia ít hơn. Mỗi lần đi làm các buổi hội diễn với kinh phí ít ỏi, đặc biệt trong các lần giao lưu, sinh hoạt khác chúng tôi tự bỏ kinh phí ra để làm. Chúng tôi tham gia bằng sự đam mê nhưng còn trăn trở, luôn đau đáu là làm thế nào để huy động kinh phí cho CLB có thể sinh hoạt định kỳ, liệu với những lớp trẻ có còn giữ niềm đam mê không khi phải lo cho cuộc sống thường ngày…

CLB dân ca, ví phường vải, xã Xuân Hòa (Nam Đàn) do ông Đinh Xuân Tình làm chủ nhiệm. Nơi đây được xem là cái nôi của dân ca Ví, giặm xứ Nghệ. Với tình yêu dân ca và để lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc, đầu năm 2010 CLB hát dân ca Ví, giặm Xuân Hòa được thành lập mà các hội viên chủ yếu là người cao tuổi trong xã. Ban đầu chỉ có một vài hội viên cao tuổi, đến nay CLB đã có đến 25 hội viên với nhiều tầng lớp tham gia. Tuy nhiên, không khác CLB dân ca Ví, giặm phường Vinh Tân, CLB dân ca, ví phường vải Xuân Hòa của huyện Nam Đàn cũng hoạt động cầm chừng.

Cụ bà Hồ Thị Mão, hội viên CLB dân ca, ví phường vải Xuân Hòa cho biết, các tiết mục đều do hội viên trong CLB tự sáng tác, dàn dựng với những vở kịch ca ngợi Đảng, Bác Hồ. Bên cạnh đó, là các hoạt cảnh với nội dung tuyên truyền về chủ đề dân số kế hoạch hóa gia đình, phê phán tệ nạn xã hội, xây dựng nông thôn mới. Hoạt động sôi nổi của CLB đã thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ ở khu dân cư phát triển sâu rộng. Niềm đam mê của các thành viên trong CLB là có thừa. Nhưng điều khó khăn là do thiếu kinh phí, cơ chế hoạt động nên CLB hoạt động cầm chừng. Để có chính sách của xã hỗ trợ cho CLB tham gia hội diễn thì cực kỳ khó khăn. Cấp huyện hỗ trợ 3 triệu đồng/1 CLB trong những năm gần đây. Để 3 triệu mà chi cho mấy chục người đi thi cho cụm nào đó ăn ở, trang phục thì không thể đủ. Chúng tôi mong muốn các cấp liên quan nên có cơ chế khuyến khích, đào tạo, phát hiện tài năng dân ca ngay từ cơ sở.

Những năm qua, phong trào hát dân ca Ví, giặm đã phát triển khá mạnh, từ chỗ có 60 CLB năm 2013 thì đến nay toàn tỉnh đã có hơn 100 CLB. Tuy nhiên một thực tế đang xảy ra hiện nay đó là nhiều CLB đang hoạt động cầm chừng, thiếu hiệu quả, việc sinh hoạt định kỳ cũng thiếu ổn định. Thực tế lâu nay các CLB dân ca Ví, giặm thành lập trên tinh thần tự nguyện và kinh phí hoạt động là tự túc và chỉ khi CLB tham gia đoạt giải cấp tỉnh thì mới được hỗ trợ một phần rất nhỏ, chính vì thiếu sự quan tâm trong việc hỗ trợ kinh phí hoạt động eo hẹp nên đã giảm phần nào nhiệt huyết của người dân.

NSND Trình Hồng Lựu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Di sản Dân ca xứ Nghệ cho biết, để giữ được Di sản của cha ông sinh hoạt được thường xuyên nơi cộng đồng như các vùng miền khác là một điều khó khăn hơn rất nhiều. Chúng tôi mong rằng lãnh đạo của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, các cấp các ngành nên quan tâm hơn nữa. Đặc biệt là phát huy công tác xã hội hóa cho hoạt động CLB dân ca bởi đây là cái nôi nuôi dưỡng truyền thống văn hóa.

PHẠM NGÂN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top