Indonesia chạy đua với thời gian khắc phục hậu quả sóng thần

VHO-Indonesia đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người mất tích sau trận sóng thần khủng khiếp tối 22.12.

Indonesia chạy đua với thời gian khắc phục hậu quả sóng thần - Anh 1

Vị trí xảy ra sóng thần. Đồ họa: Daily Mail

Số người thiệt mạng trong vụ sóng thần xảy ra tối 22.12 xung quanh Eo biển Sunda, nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia tiếp tục tăng. Theo số liệu thống kê công bố chiều 23.12, số người thiệt mạng là 222 người trong khi trên 800 người khác bị thương và khả năng con số nạn nhân sẽ tiếp tục tăng  lên.

Indonesia chạy đua với thời gian khắc phục hậu quả sóng thần - Anh 2

Indonesia chạy đua với thời gian khắc phục hậu quả sóng thần - Anh 3

Khu vực bị sóng thần tan hoang như trận đại hồng thủy. Ảnh: Reuters

Trận sóng thần xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khu vực như Eo biển Sunda, gồm các bãi biển tại Pandeglang, Serang và Nam Lampung. Nước cũng cuốn trôi hàng trăm nhà cửa.

Tại một bệnh viện lớn tại khu vực Sareng tỉnh Banten, hàng loạt các xe cứu thương liên tục chở người bị thương đến bệnh viện. Chính quyền cảnh báo người dân và khách du lịch tại các khu vực ven biển quanh eo biển Sunda tránh xa các bãi biển, với cảnh báo sóng cao vẫn có khả năng xảy ra đến 25.12. 

Indonesia chạy đua với thời gian khắc phục hậu quả sóng thần - Anh 4

Thi thể nạn nhân được tập hợp chiều 23.12. Ảnh: AP

Người phát ngôn cơ quan Cơ quan thảm họa thiên tai quốc gia Indoneisa, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết, đã thu thập thông tin về sự ảnh hưởng của đợt sóng thần đối với các khu vực như Pandeglang, Serang, và Nam Lampung. Hiện các hoạt động động hỗ trợ đang được thực hiện cho các nạn nhân tại Tanjung Lesung ở tỉnh Banten, vốn được biết là địa điểm du lịch nổi tiếng cách không xa thủ đô Jakarta trong bối cảnh lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận đến khu vực này.

Liên đoàn các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC) nhận định số nạn nhân sẽ tăng cao khi tình hình tại các vùng thảm họa trở nên rõ ràng hơn. "Số người chết có thể tiếp tục thay đổi trong vài ngày, thậm chí nhiều tuần tới", bà Kathy Mueller, quan chức IFRC cho biết.

IFRC cũng cho biết, các con đường chính dẫn vào khu Pandeglang (trên đảo Java) đã bị hỏng khiến cho việc tiếp cận rất khó khăn.

Lực lượng cứu hộ đang  sơ tán nạn nhân bị thương, cung cấp nước sạch, lều bạt và nơi ở tạm thời cho những người sống sót. IFRC cũng chuẩn bị đối phó khả năng bệnh dịch bùng phát tại những vùng bị sóng thần quét qua.

Thiệt hại có thể tiếp tục tăng do sóng thần xảy ra khá bất ngờ. Vụ phun trào núi lửa cũng không quá lớn và không có chấn động đáng kể bảo hiệu sắp có sóng thần xảy ra. Theo các chuyên gia khí tượng, hiện tượng thủy triều dâng bất thường vì trăng tròn đêm 22.12 cũng làm sóng thần mạnh hơn.

Chính quyền Indonesia thừa nhận lúng túng trong việc thông báo về sóng thần, vì thảm họa này không do động đất gây ra như thông thường. Các cư dân ven biển cho biết họ không nhìn thấy hoặc cảm nhận được dấu hiệu nào như nước rút hoặc động đất trước khi những con sóng lớn ập vào bờ.

Indonesia trong năm 2018 đã hứng chịu liên tiếp nhiều đợt sóng thần gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thảm họa kép động đất - sóng thần vào tháng 9 tại đảo Sulawesi khiến ít nhất 832 người thiệt mạng, đa số nạn nhân sống tại thành phố Palu.

P.V

Ý kiến bạn đọc