Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đi ăn cỗ không được mang phần về: Hương ước phải phù hợp với pháp luật

Thứ Sáu 29/03/2019 | 16:52 GMT+7

VHO - Gần đây, trên mạng xã hội, một số tài khoản cá nhân chia sẻ thông tin, tại một số xã như Giao Long, Giao Lạc của huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định) đang vận động xây dựng nếp sống văn minh trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, một số nơi có quy định các gia đình tổ chức cưới hỏi, cúng giỗ thì chỉ làm cỗ đủ ăn, người đến ăn cỗ không được lấy phần về.

 Điều đáng nói là quy định này được đưa vào hương ước, và theo đó nhà nào có cỗ bàn phải đặt cọc 2-3 triệu, nếu để cho khách đến ăn cỗ, mang phần về thì sẽ không được trả lại số tiền đó (coi như tiền phạt).

Căn cứ để làng xã ra quy định này là việc cỗ bàn chỉ nên làm đủ ăn, không nên làm thừa mứa. Hơn nữa, việc người đi ăn cỗ mang phần về là không văn minh là hành vi không đẹp.

Sau khi câu chuyện trên được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều tranh luận trái chiều đã nổ ra. Những người ủng hộ nêu quan điểm: Hiện nay, đời sống người dân đã được nâng cao, không còn cảnh đói ăn thiếu mặc như xưa kia nên việc đi ăn cỗ mà lấy phần về thì trông lôi thôi, lếch thếch, do đó cấm là đúng. Những người khác thì bất bình, cho rằng quy định như thế là quá vô lý. Theo họ, việc chủ nhà chia phần cho những người đi ăn cỗ là quyền của họ, người ăn nhận và mang về hay không là tuỳ. Hơn nữa, nhiều gia đình có cỗ cũng muốn gửi một ít quà để khách mang về cho gia đình. Có bạn gay gắt: Việc gia chủ chia phần cho khách là quyền của họ, chính quyền không thể bắt họ đóng tiền cọc rồi ngang nhiên trừ vào. Bạn Nguyên Tuân còn so sánh: Tôi thấy ở Hà Nội, nhiều đám cưới, cỗ còn thừa nhiều, gia chủ cũng xin hộp đóng đồ ăn của nhà hàng và đưa cho khách mang về (tất nhiên, không phải khách nào cũng mang, mà chủ yếu là họ hàng), như vậy có kém văn minh không?

Cỗ cưới. Ảnh: Hải Hậu

Giải thích về việc này, chính quyền huyện cho rằng: “Lấy phần tuy là một nét văn hoá nhưng không còn phù hợp với thời điểm hiện tại nên chúng tôi đã chủ yếu vận động bà con. Một số địa phương người dân đã đưa sự việc lấy phần vào hương ước của làng xã”. Còn xã thì giải thích: "Có việc đóng tiền, nhưng đây là hương ước của làng. Xã không quy định, bắt buộc ai cả”.

Xét trên cơ sở pháp luật, thì mọi quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân đều phải được xây dựng trên cơ sở hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Hương ước là quy định của cộng đồng, nhằm điều chỉnh những mối quan hệ làng xóm, phù hợp với đặc trưng riêng của từng làng, nhưng không được trái quy định của pháp luật. Các quan hệ xã hội luôn được điều chỉnh bởi các quan hệ pháp luật, do đó, khi đời sống xã hội có những thay đổi mà quan hệ pháp luật không còn phù hợp, thì muốn điều chỉnh quan hệ xã hội mới phát sinh, phải sửa luật cho phù hợp. Đối với việc đi ăn cỗ lấy phần, xét dưới góc độ xã hội, cũng không phải là hiện tượng xã hội đáng lên án, cần phải điều chỉnh. Đặc biệt, việc bắt người dân đặt cọc, trên cơ sở đó nếu vi phạm hương ước thì không trả lại tiền, là vi phạm quyền tài sản của người dân.

Trong trường hợp tất cả người dân đều thấy việc đi ăn cỗ mà lấy phần về là không đẹp, không phù hợp, thì chắc chắn họ sẽ không lấy phần. Do đó, để tránh người dân tổ chức linh đình, lãng phí, chính quyền nên vận động người dân tổ chức một cách tiết kiệm.

NGUYỄN HOÀNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top