Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt?

Thứ Hai 01/04/2019 | 09:59 GMT+7

VHO- Liên quan đến vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng dã man ở Hưng Yên khiến dư luận rất phẫn nộ xen lẫn lo âu về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Bởi vì, trước đó có nhiều vụ việc bạo lực học đường đã diễn ra như ở Bình Thuận, Lâm Đồng...

 

Trở lại vụ em nữ sinh bị đánh, lột đồ dã man ngay tại trường học, cơ quan chức năng đã tạm đình chỉ Hiệu trưởng, điều chuyển giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những động thái này liệu có đủ sức răn đe và giải quyết triệt để tình trạng bạo lực học đường hiện nay?

 Có thể nói, bạo lực học đường ngày càng là vấn đề cực kỳ đáng quan ngại vì mặc dù đã cơ quan chức năng đưa ra các biện pháp để chấn chỉnh, xử lý nhưng tình trạng này vẫn liên tục xảy ra, vụ sau thậm chí còn nghiêm trọng hơn vụ việc trước. Ngày 11/7/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giao dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường thì vấn đề an ninh học đường đã được chấn chỉnh, phòng ngừa một bước, tuy nhiên vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng bạo lực học đường và kết quả không như mong muốn.

Tại nghị định này, Chính phủ đưa ra một loạt các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học... Tuy nhiên, theo chúng tôi bên cạnh các biện pháp mang tính khuyến cáo cần có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn xử lý. Trước hết là xử lý trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường vì những người này chịu trách nhiệm chính nếu xảy ra bạo lực học đường. Tiếp đó, cần có biện pháp xử lý đối với học sinh có hành vi bạo lực học đường, phát tán các clip mang tính kích động bạo lực trên các mạng xã hội. Bởi lẽ, học sinh nhưng các em đã đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra.

Ngoài ra, cần phải lên án mạnh mẽ hành vi vi phạm pháp luật này. Tuyệt đối không dung túng, bao che cho hành vi bạo lực học đường với bất kỳ lý do gì. Có như vậy, mới giáo dục, hướng dẫn cho các em có cái nhìn đúng đắn hơn về cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống. Đồng thời, giải quyết triệt để tình trạng bạo lực học đường diễn ra hết sức nghiêm trọng và tràn lan hiện nay. 

THS PHẠM VĂN CHUNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top