Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Australia: Nới lỏng chính sách thúc đẩy du lịch

Thứ Sáu 05/04/2019 | 09:34 GMT+7

VHO- Các cơ quan du lịch tại Australia đã đề xuất ý kiến nới lỏng chính sách thị thực và hộ chiếu cũng như yêu cầu huy động nhiều nguồn lực từ ngân sách liên bang, với mục đích giảm bớt “tắc nghẽn” visa.

Ngành du lịch Australia muốn chính phủ đầu tư vào việc giúp khách du lịch nhập cảnh dễ dàng hơn Ảnh: SBS

Tận dụng nhu cầu du lịch tự phát

Trong hồ sơ nộp đến Kho bạc nhà nước, Hội đồng Xuất khẩu và Du lịch Australia (ATEC) đã khuyến nghị nước này đầu tư vào “thị thực trọn đời” tại Australia nhằm thúc đẩy ngành du lịch, tận dụng nhu cầu du lịch tự phát của người dân tại các nước lân cận. Bên cạnh đó, việc miễn hộ chiếu cho một đối tượng du khách tại nước này cũng là một ý tưởng được nêu ra. Theo đó, khách du lịch thường xuyên đặt chân đến nước này sẽ là những đối tượng được cân nhắc miễn thị thực.

Sau nhiều lần nới lỏng các chế độ liên quan đến visa, hiện tại khách nước ngoài đến Australia theo diện thị thực du lịch lao động có thể ở lại tối đa 3 năm. Áp dụng nếu những khách này dành ít nhất 6 tháng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước đó, Australia cũng đã tạo nhiều điều kiện đối với visa lao động. Tháng 3 năm nay, Australia cũng đã đưa ra những điều chỉnh mới nhất đối với các lao động nước ngoài có năng lực chuyên môn được thuê làm việc tại các trang trại nông nghiệp và các vận động viên thể thao, nghệ sĩ quốc tế. Tuy nhiên, theo nhận định của Peter Shelley - Chủ tịch ATEC, Australia cần thêm một bước tiến nữa trong công cuộc thu hút khách du lịch ngắn và dài ngày. Trả lời phỏng vấn của SBS, ông Shelly cho hay: “Chúng tôi có nhiều nước bạn là đối tác thân thiết trong vấn đề du lịch, những quốc gia châu Á với nền kinh tế phát triển cùng một lượng lớn khách du lịch kiểu tự phát, tức là những người ra quyết định vào phút chót. Lượng du khách này tập trung chủ yếu ở Singapore, Malaysia, Indonesia. Họ thường đưa ra những kế hoạch ngẫu hứng kiểu “hãy đến Australia vào cuối tuần này”. Đây cũng chính là lý do mà ông Shelly hay nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tại Australia cho rằng, ngành công nghiệp của nước này đang bỏ lỡ nhiều cơ hội đối với các du khách tự phát tiềm năng, nguyên nhân là ở khâu xử lý visa tồn đọng.

Thị trường châu Á là “chìa khoá”

Các cơ quan du lịch Australia cho biết, chính phủ cần cung cấp nhiều nguồn lực hơn để hợp lý hóa và tăng tốc hệ thống xử lý thị thực, đặc biệt là giúp đối phó với sự gia tăng chóng mặt từ lượng khách du lịch đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Á. Theo dữ liệu mới nhất từ bảng Khảo sát Du khách Quốc tế được công bố vào ngày 30.3, trong năm 2018 Australia đã đón lượng du khách kỷ lục lên tới 8,5 triệu lượt. Khách du lịch Trung Quốc một lần nữa dẫn đầu danh sách này với 1,3 triệu du khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017. Đây cũng là nhóm khách hàng có mức chi phí lớn nhất cho du lịch, lên tới 11,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Khách du lịch New Zealand tại Australia, vẫn ở vị trí thứ hai với 1,3 triệu lượt. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản đạt 434.000 lượt, tăng 8%.

Bộ trưởng Bộ Du lịch Australia, ông Simon Birmingham cho biết, lượng du khách cao kỷ lục này đã đóng góp 44 tỷ USD cho nền kinh tế Australia, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Bộ trưởng Birmingham cũng coi thị trưởng châu Á là “chìa khóa” đối với tăng trưởng kinh tế tại nước này: “Những kết quả mới đây cho thấy, khách du lịch từ khắp nơi muốn trải nghiệm một kỳ nghỉ tại đây. Thị trường châu Á đại diện cho cơ hội phát triển về du lịch khổng lồ đối với Australia nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu mới nổi, cũng như sự cải thiện của chất lượng các hãng hàng không và giá vé máy bay ngày càng cạnh tranh”.

Đây chính là lý do, mà nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch liên tục đưa ra các đề xuất miễn hộ chiếu, hay nới lỏng chế độ visa đối với các đối lượng du khách cụ thể, đặc biệt là những người có khả năng ở lại lâu hơn và chi trả nhiều hơn cho chuyến du lịch của mình. Ông Peter Shelley một lần nữa khẳng định: “Thật đáng tiếc, khi nhiều cơ quan du lịch Ấn Độ cho biết họ không sẵn sàng giới thiệu Úc như một điểm đến tiềm năng, vì không đủ tự tin đối với chính sách thị thực”.

Nhiều hội đồng, cũng kêu gọi chính phủ hỗ trợ thêm 60 triệu USD cho du lịch Australia với tham vọng giúp ngành công nghiệp này có một nền tảng tốt hơn, để cạnh tranh với các quốc gia khác. Hội đồng Du lịch cho biết, một phần của khoản đầu tư đó nên dành cho việc đào tạo các trung tâm du lịch. Dù trước đó, chính phủ đã đầu tư khoản ngân sách cho việc nâng cấp các sân bay quốc gia với hệ thống nhận diện khuôn mặt và cổng thông minh, ATEC vẫn cho rằng chính phủ cần nhắm mục tiêu đến việc “miễn hộ chiếu” đối với một số đối tượng du khách cụ thể vào năm 2030, để giúp du khách khi đến nước này có trải nghiệp tuyệt vời nhất. 

 THỤC LINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top