Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Biết rõ nghịch lý, nhưng...

Thứ Sáu 12/04/2019 | 10:10 GMT+7

VHO- Dư luận báo chí đang khá “náo nhiệt” về vấn đề thu phí người nhà theo nuôi bệnh nhân tại một số cơ sở y tế công. Với trách nhiệm, lương tâm và nhận thức đa chiều của người thầy thuốc, đồng thời là nhà giáo ngành y đã hơn 40 năm làm việc ở các cơ sở y tế lớn tại trung ương và một số tỉnh, thành, tôi xin nêu ý kiến một cách khách quan về vấn đề này để góp thêm một góc nhìn.

Trong việc bảo vệ sức khoẻ, chúng ta đang chuyển từ chế độ bao cấp theo kế hoạch sang chế độ tự chủ với việc triển khai rộng rãi Nghị định 43 của Chính phủ (tự chủ một phần, một số khâu có thể), nhưng trên thực tế là chủ trương tự điều hành “toàn diện” dưới dạng... khoán quản và đa dạng hóa thành phần kinh tế dưới thuật ngữ “xã hội hóa”. Tất cả những hiện tượng và hoạt động kinh tế này sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển trước mắt, nhưng với tính chất đặc thù của ngành y tế khi cọ xát với thực tế gay gắt và khắc nghiệt đã bộc lộ những “nút thắt”…

Nhiều người nhà đến chăm sóc một bệnh nhân cũng gây khó khăn cho bệnh viện

Trên thực tế, một khi các cơ sở kinh tế hoạt động dưới dạng “khoán quản”, dù Nhà nước có chủ trương cụ thể đến mấy thì những tình huống cụ thể và phổ biến vẫn diễn ra theo quy luật kinh tế thị trường (cung theo cầu). Áp dụng cụ thể vào ngành y tế chúng ta sẽ thấy rõ những bất cập đang diễn ra có tính phổ biến, mà việc... thu tiền người nhà đi theo chăm sóc bệnh nhân nằm viện là một trong những ví dụ điển hình. Bệnh viện thiết kế và chi tiêu được tính theo chi phí đầu giường và theo từng bệnh nhân. Về lý thuyết, ngành y tế và bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi trả cho công dân đã đóng đủ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Nghĩa là bệnh viện phải lo đủ biên chế cho việc chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện và triệt để, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu mà tình trạng sức khoẻ của người bệnh đòi hỏi, kể cả chăm sóc chuyên môn và chăm sóc đời thường (ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, đi lại, giải trí...). Điều này được thấy rất rõ ở các nước phát triển và ở một vài “bệnh viện khách sạn” (tư nhân) tại Việt Nam gần đây. Nhưng tại các bệnh viện công lập ở ta, ngành y tế không có biên chế cho việc chăm sóc đời thường của bệnh nhân như tại nhiều nước, bao gồm hộ lý (aides soignantes tại các nước Pháp ngữ hay AN (assistant nurses) hoặc phổ thông nhất là PA patient assistant) ở các nước Anh ngữ). Để chăm sóc “toàn diện” người bệnh, bệnh viện buộc phải sử dụng đến hệ thống nhân lực không chuyên nhưng rất sẵn có và hợp lý là người nhà bệnh nhân. Đội ngũ nhân lực này làm việc tự nguyện, tuy không được chi trả tiền công nhưng hết sức tận tình và chu đáo đối với người thân của họ. Về mặt kinh tế, đáng lẽ bệnh viện phải trả tiền công, hoặc chí ít là cám ơn họ và tạo điều kiện cho họ “làm việc” thì bệnh viện lại bắt họ phải trả tiền. Nghe rõ thật nghịch lý.

Tuy nhiên, đó chỉ là cách nhìn đơn thuần và đơn chiều. Khi bệnh viện phải chịu sự quá tải của bệnh nhân và phải chứa đựng một lượng người gấp đôi (chưa kể có bệnh nhân cần đến 2 người nhà mới săn sóc nổi) thì tất cả mọi chi phí ngoài chuyên môn đều tăng vọt. Lãnh đạo bệnh viện không còn cách nào và nguồn chi nào để trang trải cho sự bội chi này, họ phải tính đến việc thu phí. Lại được cộng thêm với nhu cầu sát thực và cấp bách của các gia đình bệnh nhân trong việc săn sóc người thân, trong khi ngành y tế không có nhân lực và vật lực dành cho việc chăm sóc người thân của họ. Người nhà bệnh

 nhân tạo ra khâu “cầu” và tất nhiên bệnh viện cho phép mình “làm chủ khâu... cung” (cho phép vào chăm nuôi nhưng phải đóng tiền chi phí... sinh hoạt).

Chúng ta đã, đang thấy rõ vòng xoáy và “nguồn cơn” này trong ngành y. Người nhà và dư luận xã hội bức xúc vì đã không có nhân viên chăm người thân mình chu đáo, phải bỏ nhà cửa công việc mưu sinh để vào chăm nuôi, lại còn bị...”thu giá”. Ngành y tế bức xúc vì sự quá tải bệnh nhân lại phải chi tiêu sinh hoạt điện nước, chỗ nằm... cho người theo nuôi.

Để giải quyết “nguồn cơn” này, các giải pháp nghe ra rất đơn giản là... cắt nguồn cung người nhà theo nuôi bằng cách cung cấp đủ nhân lực “cận y tế” (hộ lý, y công, nhân viên chăm sóc cơ bản...). Nhưng thử hỏi biết đến bao giờ bệnh viện mới có đủ đội ngũ nhân lực hùng hậu và cấp thiết này, khi mà những khái niệm như “săn sóc toàn diện” mới nằm trên các báo cáo thành tích và trong các hội thảo có tính hiện đại mang ý nghĩa cập nhật quốc tế thời đại, bảo hiểm chưa hề tính đến chi phí “cận chuyên môn” này? Bệnh viện thì vẫn cứ phải vận hành để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho người dân và tránh “búa rìu dư luận” và thậm chí cả “gậy gộc” trong xã hội hiện thời.

Người dân bức xúc trong khi ngành y tế đang cực kỳ vất vả và áp lực. Vậy hãy cùng bình tâm, công bằng để nghĩ về một giải pháp căn cơ gốc rễ, “thấu lý đạt tình” nhất nhưng cần phải đưa ra bàn thảo một cách nghiêm túc, sớm chừng nào hay chừng ấy.

 Chúng ta đã, đang thấy rõ vòng xoáy và “nguồn cơn” này trong ngành y. Người nhà và dư luận xã hội bức xúc vì đã không có nhân viên chăm người thân mình chu đáo, phải bỏ nhà cửa công việc mưu sinh để vào chăm nuôi, lại còn bị... “thu giá”. Ngành y tế bức xúc vì sự quá tải bệnh nhân lại phải chi tiêu sinh hoạt điện nước, chỗ nằm... cho người theo nuôi.

PGS.BS NGUYỄN VĂN BÀNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top